Liên môn

Chia sẻ bởi Nguễn Đức Chiến | Ngày 16/10/2018 | 91

Chia sẻ tài liệu: liên môn thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Môn: ĐỊA LÝ - Lớp 7

- Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ
- Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Thị Xã Phú Thọ
- Trường Trung học cơ sở Thanh Minh
- Địa chỉ Khu 3 xã Thanh Minh _ Thị xã Phú Thọ
- Điện thoại :02103823110
- Email: [email protected]
- Họ và tên: Nguyễn Quang Huy
- Lớp: 7A
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 7

BÀI: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

1. Tên tình huống:
Đới lạnh là xứ sở của băng tuyết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Các loài động vật, thực vật ở đây phải tự thích nghi với môi trường mới có thể tồn tại được. Cho đến nay, con người chúng ta còn chưa biết nhiều về đới lạnh. Em hãy giới thiệu những hiểu biết của em về môi trường đới lạnh này.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Đặc điểm của môi trường:
+ Vị trí địa lý của môi trường đới lạnh.
+ Đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
- Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường:
+ Sự thích nghi của thực vật: Biết được các loài thực vật ưa khí hậu lạnh được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ ở Việt Nam như Đà Lạt, SaPa.
+ Sự thích nghi của động vật.
- Biện pháp bảo vệ môi trường đới lạnh: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường không chỉ ở đới lạnh mà còn bảo vệ chính môi trường sống của con người trên toàn cầu.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Đặc điểm của môi trường.
- Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để tìm hiểu về đới lạnh em đã vận dụng các kiến thức liên môn:
- Địa lý: Đề tìm hiểu về vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
- Sinh học: Để giải thích sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường đới lạnh ở vùng Đài Nguyên Phương Bắc do không có ánh nắng mặt trời nên thực vật chủ yếu là rêu và địa y thấp lùn, còi cọc…Động vật có bộ lông dày, lớp mỡ dày…để thích nghi với môi trường đới lạnh.
- Hóa học: Để giải thích hậu quả của hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan chảy, gây hiệu ứng nhà kính do môi trường bị ô nhiễm.
- Giáo dục công dân: Có những biện pháp bảo vệ môi trường đới lạnh.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
- Tư liệu tham khảo: sách giáo khoa địa lý 7.
- Ứng dụng công nghệ thông tin.
* Đặc điểm của môi trường.
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
 


Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời. Nhiệt độ trung bình năm luôn dưới -10oC thậm chí xuống tới -50oC. Thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da cắt thịt.
Mùa hạ chỉ dài từ 2 đến 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Thời gian này nhiệt độ có tăng lên nhưng ít khi vượt quá 100C. Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt đất khi mùa hạ đến.
Hiện nay Trái Đất đang nóng lên làm tăng hiệu ứng nhà kính mà nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là do khí thải, chất thải công nghiệp và chất đốt sinh hoạt, khói bụi từ các phương tiện tham gia giao thông, làm tăng khí C02, NO2… lượng khí thải này quá nhiều bay vào không khí tạo thành một lớp màn chắn như một lớp kính không thoát được ra ngoài.
 
Hình ảnh về khói bụi từ các phương tiện giao thông, khói bụi từ các nhà máy




Hình ảnh về hiện tượng cháy rừng

Hậu quả của hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho băng ở 2 cực tan chảy, mực nước biển dâng lên làm cho nhiều vùng đất thấp, ven biển bị nhấn chìm, đe dọa cuộc sống của con người chúng ta.


Hình 21.4 Núi băng

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguễn Đức Chiến
Dung lượng: 2,09MB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)