Lich su Ca Mau TS Thái Văn Long
Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh |
Ngày 08/10/2018 |
183
Chia sẻ tài liệu: Lich su Ca Mau TS Thái Văn Long thuộc Tự nhiên và xã hội 1
Nội dung tài liệu:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CÀ MAU
(Tư liệu tham khảo bổ sung bài giảng)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU:
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Lịch sử địa phương”. Theo PGS – TS Nguyễn Cảnh Minh và Đỗ Hồng Thái thì: muốn hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương” trong Tiếng Việt. “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”. Như vậy địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của đất nước. địa phương hiểu theo nghĩa cụ thể, là những đơn vị chính của một quốc gia, đó là những tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp .v.v... Với nghĩa khái quát, trừu tượng, địa phương được hiểu là những vùng đất, khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành chính) để phân biệt với các vùng đất khác. Ví dụ: Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung, Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long .v.v... Nhưng cũng có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Như vậy thủ đô của một quốc gia hay từng khu vực của thủ đô được xem là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp .v.v... Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn, do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành.
Như vậy bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. Giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ đặc biệt.
Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói vậy không có nghĩa một công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn lịch sử địa phương.
Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gần với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi không gian địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống và những hoạt động của chính mình ở những khoảng thời gian và những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử ở địa phương với lịch sử của dân tộc và rộng lớn là lịch sử thế giới.
-Dạy và học lịch sử địa phương Cà Mau có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông trong tỉnh. Thông qua việc học lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền với xã hội, lý luận
(Tư liệu tham khảo bổ sung bài giảng)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU:
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Lịch sử địa phương”. Theo PGS – TS Nguyễn Cảnh Minh và Đỗ Hồng Thái thì: muốn hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương” trong Tiếng Việt. “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”. Như vậy địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của đất nước. địa phương hiểu theo nghĩa cụ thể, là những đơn vị chính của một quốc gia, đó là những tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp .v.v... Với nghĩa khái quát, trừu tượng, địa phương được hiểu là những vùng đất, khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành chính) để phân biệt với các vùng đất khác. Ví dụ: Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung, Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long .v.v... Nhưng cũng có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Như vậy thủ đô của một quốc gia hay từng khu vực của thủ đô được xem là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp .v.v... Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn, do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành.
Như vậy bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. Giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ đặc biệt.
Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói vậy không có nghĩa một công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn lịch sử địa phương.
Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gần với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi không gian địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống và những hoạt động của chính mình ở những khoảng thời gian và những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử ở địa phương với lịch sử của dân tộc và rộng lớn là lịch sử thế giới.
-Dạy và học lịch sử địa phương Cà Mau có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông trong tỉnh. Thông qua việc học lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền với xã hội, lý luận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 722,50KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)