Lam quen voi toan 5 tuoi

Chia sẻ bởi Tr­Uong Thi Lien | Ngày 26/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: lam quen voi toan 5 tuoi thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

TUẦN 18
Ngày soạn: Thứ Ba, 01/01/2019
Ngày dạy: Thứ Tư, 02/01/2019
Hoạt động học
PTTM: Nặn các con côn trùng (ĐT)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng nặn để nặn các con côn trùng - Biết đặc điểm cấu tạo của các con côn trùng
- Trẻ thể hiện được ý tưởng sáng tạo của mình 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét - Kỹ năng thực hành nặn - Kỹ năng diễn đạt mạch lạc - Kỹ năng tư duy sáng tạo 3. Giáo dục trẻ: - Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp
- Giáo dục trẻ bảo vệ các con côn trùng có ích cho đời sống con người. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và môi trường xung quanh để ngăn chặn sự sinh sản của các con côn trùng có hại.
II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô: - Các con côn trùng bằng nhựa - Giá để sản phẩm - Máy vi tính 2. Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn - Bảng, khăn
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài “con chuồn chuồn”
- Các con vừa hát bài hát gì?
2. Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét
- Cho trẻ đi tham quan mô hình có các con côn trùng
- Đây là con gì?
- Con bướm có mấy phần?
- Phần đầu có dạng hình gì?
- Phần thân có những gì?
- Có mấy cánh?
- Để nặn được cánh phải làm những thao tác gì?
- Đây là con gì?
- Con nhện có mấy phần?
- Phần đầu có đặc điểm gì?
- Phần thân gồm có những gì?
- Chân có đặc điểm gì?
- Con bọ dừa có đặc điểm gì?
- Còn có rất nhiều con côn trùng khác nữa.
*Hỏi ý tưởng của trẻ:
-Con sẽ nặn con gì?
- Con sẽ nặn như thế nào? (3-4 trẻ)
*Hướng dẫn trẻ nặn:
- Để nặn được các con côn trùng trước tiên chúng mình phải làm gì?
- Xoay tròn là như thế nào?
- Ấn bẹt là như thế nào
- Lăn dọc là làm như thế nào?
3. Hoạt động 3: Cho trẻ thực hiện
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ yếu
*Nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày

- Cho trẻ nhận xét bài của mình của bạn


-Trẻ hát
-Con chuồn chuồn

-Trẻ quan sát mô hình

-Con bướm
- 2 phần
- Trẻ trả lời
- Mình và cánh
- 2 cánh
- Xoay tròn, ấn bẹt
-Con nhện
- Đầu, thân
- Tròn
- Chân, mình
- Chân nhỏ, nhiều chân
- Có đầu, cánh, thân


-Trẻ nêu ý tưởng
-Trẻ nêu cách nặn


-Làm mềm đất
-Trẻ làm động tác


-Trẻ thực hiện


-Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
-Trẻ nhận xét bài của mình của bạn


Hoạt động ngoài trời
QSCMĐ: Cây xanh
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của các cây xanh xung quanh trường.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.   
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc cây xanh quanh trường lớp.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát.
- 1 chiếc khăn
- Sân chơi rộng, sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Quan sát “Cây xanh”
- Xúm xít! Xúm xít!
+ Các con thấy những gì ở trường?
+ Các con hướng mắt ra xa xem xung quanh trường có những loại cây xanh nào?
+ Con có nhận xét gì về đặc điểm các loại cây xanh?
+ Ích lợi của cây xanh là gì?
+ Con làm gì để chăm sóc, bảo vệ cây xanh?
- Trẻ nhận xét xong cô chốt lại các ý của trẻ.
- Giáo dục trẻ: Phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2. Hoạt động 2:Trò chơi “Bịt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tr­Uong Thi Lien
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)