Làm quen với Toán

Chia sẻ bởi Phạm Thị Diệu | Ngày 06/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Làm quen với Toán thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nhất về số lượng của hai nhóm đối tượng, sử dụng đúng từ nhiều hơn, ít hơn;
- Trẻ nhận biết và phân biệt được sự khác biệt rõ nét của hai nhóm đối tượng nhiều hơn, ít hơn thành thạo;
- Phát triển óc tư duy và lòng ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ
- Mô hình biển lớn;
- 3 bức tranh vẽ về biển;
- Các con vật rời “Cua, cá,mực, tôm, sò, chan chan”;
- Tích hợp GDAN;
- Tham khảo sách chương trình 3->4tuổi + chuyên đề;
- Lòng ghép vệ sinh môi trường;
- Cô nắm vững bài dạy.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan - luyện tập
IV. HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

@ Hoạt động 1:
* Ổn định và giới thiệu:
- Các con ơi ! Hôm nay trờ rất đẹp, Cô cùng các con dạo biển chơi, các con có thích không?
- Vậy các con cùng Cô đi dạo biển nào.


- À! Đã đến nơi rồi.
- Các con thấy biển có gì?
* Cô nói: Mỗi con cá có màu sắc khác nhau trong rất đẹp. Chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh biển, không vứt rác ra bờ biển để cho nước biển sạch, không làm nước biển bị dơ.
@ Hoạt động 2:
Phần 1: Cho trẻ ôn lại kỷ năng để cũng cố nhận biết sự bằng nhau về số lượng.
- Có những con cá có màu sắc giống nhau, con hãy ghép chúng thành đôi đi nào.

- Cô nói: Cá vàng với cá vàng, cá xanh với cá xanh, cá đỏ với cá đỏ.
- Chơi “tay đẹp”: Năm ngón tay như năm bông hoa, mười ngón tay như mười bông hoa.
- Cô nói: Các con hãy thử xem số ngón tay của hai bàn tay có bằng nhau không?
- Cô và trẻ vừa làm vừa nói “Ngón cái với ngón cái, ngón trỏ với ngón trỏ, ngón giữa với ngón giữa, ngón áp út với ngón áp út, ngón út với ngón út.
- Số ngón tay của hai bàn tay có bằng nhau không?
- Vì sao con biết hai bàn tay có số ngón tay bằng nhau?
- Cho cháu nhận xét lại.
@ Hoạt động 3:
Phần 2: Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa hai nhóm của các đối tượng “nhiều hơn – ít hơn”
* Các con ơi nhìn biển đẹp Cô mới sáng tác được hai câu thơ Cô đọc cho lớp nghe nhé!
“Nước biển xanh cá rất nhiều”
- Cô cho cháu lên khoanh tròn cá nhiều.
“Vòm mây xanh mặt trời ít”
- Cho cháu lên khoanh tròn mặt trời.
- Cô nói: Cá bơi thành đàn nên nhiều, mặt trời có một nên ít.
- Cho cháu nhắt lại.

- Cô hỏi: Ở biển còn có con gì nữa?
* Cô và trẻ cùng làm.
- Cô gắn nhóm con sò lên bảng

- Cô hỏi: Ở biển còn có con gì nữa?
(Cô vừa đặt vừa nói: Dưới mỗi con sò là một con chan chan)
* So sánh hai số lượng:
- Nhóm con sò và nhóm con chan chan nhóm nào có số lượng nhiều hơn? (Cô chỉ phần thừa ra của nhóm con sò)
- Nhóm chan chan và nhóm con sò nhóm nào có số lượng ít hơn?
* Cho trẻ thi nói nhanh
- Cô nói nhóm con sò.
- Cô nói nhóm con chan chan
- Cô nói nhiều hơn
- Cô nói ít hơn
@ Hoạt động 4: Luyện tập
- Các con ơi! Các con vừa đi dạo biển thấy biển có gì?
* Cô cũng có 3 bức tranh nói về biển rất đẹp, bay giờ cô sẽ chia lớp thành 3 nhóm
- Cháu hãy chọn nhưng con vật biển đặt vào đúng nơi sinh sống của chúng, để tạo ra một cảnh biển có nhiều sinh vật đẹp.
- Cho cháu chon con vật rời đặt vào tranh.
- Cho cháu mang tranh gắng lên bảng.

- Cho cháu nhận xét nhiều hơn ít hơn
- Tuyên dương nhóm
@ Hoạt động 5
- Các con vừa đi chơi biển có vui không?
- Cô cháu mình cùng tạm biệt biển ra về nhé!
- Nhận xét lớp.


- Dạ thích

- Cháu để tay lên vai bạn vừa đi vừa hát bài “Đường em đi”
- Cháu ngồi vào ghế
- Có cá, mây, trời,…







- Cháu lên ghép cá vàng với cá vàng, cá xanh với cá xanh, cá đỏ với cá đỏ.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Diệu
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)