Làm quen chữ cái e, ê
Chia sẻ bởi Võ thị Trà |
Ngày 05/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: làm quen chữ cái e, ê thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên hoạt động: Quan sát xe đạp
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tên xe đạp, biết đặc điểm, cấu tạo, chức năng, công dụng… của chiếc xe đạp
- Luyện cho cháu kỹ năng quan sát, kĩ năng chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi tự do.
- Cháu hứng thú thực hiện.
- Cháu biết lợi ích của xe đạp.
II. Chuẩn bị:.
- Xe đạp
- Bài hát “ Em tập lái ô tô”.
+ Chơi tự do với đất nặn, giấy vẽ chì màu, cát, nước, bóng, xà phòng, xích đu, đu quay, lá cây…
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định.
- Cô cho cháu hát bài “ Em tập lái ô tô” ( Cháu hát).
* Hoạt động 2: Quan sát xe đạp
- Ô tô chạy ở đâu? ( Trên đường).
- Trên đường ngoài xe ô tô ra, thì còn xe gì tham gia nữa? ( xe buýt xe đò, xe xích lô…)
- Ngoài xe đó ra thì cô còn biết có đạp nữa đó các con.
- Cô mời lớp nhắc lại đề tài. ( Cháu nhắc 2 lần)
- Xe đạp có các bộ phận nào? ( Đầu xe, mình xe và bánh xe)
- Đầu xe có gì? ( Tay lái..).
- Bánh xe có dạng hình gì? ( Hình tròn)
- Mình xe dùng làm gì? ( Chở người và hàng hóa).
- Khi ngồi trên xe con phải làm sao? ( Ngồi ngay ngắn)
* Giáo dục: Xe dùng để chở người và hàng hóa, nên khi tham gia các con phải ngồi ngay ngắn, không được đùa giỡn…
- Các con vừa quan sát cái gì? ( Xe đạp)
Hoạt động 2: Chơi trò chơi.
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi: “Ô tô về bến”
Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 lá cờ, các cháu là ô tô, các bến ô tô cũng có màu giống như ô tô, khi cháu nhìn thấy cô giơ cờ màu nào thì ô tô màu ấy sẽ chạy về bến, ô tô nào chạy về không phải bến là sẽ bị phạt ra ngoài 1 lần chơi....
- Cô cho 1 đội chơi thử 1 lần.
- Cô cho cả lớp chơi 2-3lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Ô tô về bến).
- Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê.
- Cô nói cách chơi và cô cho cháu chơi 2 lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Bịt mắt bắt dê)
Cô cho 1 đội chơi thử 1 lần.
- Cô cho cả lớp chơi 2 lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Bịt mắt bắt dê).
- Trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ”
- Cô hỏi lại luật chơi và cách chơi. ( Cháu nhắc lại)
- Cô nhắc lại cách chơi nếu cháu chưa nói đúng.
- Cho cháu chơi vài lần.
- Cô nhận xét sau khi cho cháu chơi.
Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Các con rất ngoan, bây giờ các con nhìn xem trên sân có những trò chơi nào? ( Cháu nói)
- Cô giới thiệu thêm cách chơi, nếu có đồ chơi mới.
- Cô nhắc nhỡ cháu chơi cẩn thận, không làm dơ quần áo của mình và quần áo của bạn, chơi phải biết giúp đỡ, nhường nhịn nhau.
- Cho cháu chơi tự do, cô quan sát và hướng dẫn thêm cho cháu, nếu các cháu tập chung chơi một chổ, thì cô gợi ý cho cháu chia đều nhau ở các trò chơi.
- Thông báo hết giờ. ( Cháu tập trung quanh cô)
- Cô nhận xét chung các trò chơi.
- Nhắc nhỡ cháu dọn dẹp đồ chơi, rửa tay chân sạch sẽ sau chơi.
* Nhận xét tiết hoạt động.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích – yêu cầu:
- Cháu biết lựa chọn góc chơi, biết thỏa thuận vai chơi, biết liên kết vai chơi ở các góc chơi với nhau. Khi chơi biết trao đổi nhẹ nhàng, biết dọn đồ chơi.
- Biết phối hợp các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, cảm nhận, hoạt động theo nhóm góc mà mình lựa chọn: xây theo ý tưởng, lắp ghép, mua đồ, tô màu, cắt dán…
- Trẻ có hứng thú, tích cực với hoạt động. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
1.Góc phân vai:
- Bộ đồ dùng xây dựng, bánh sinh nhật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ thị Trà
Dung lượng: 69,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)