Làm đồ chơi học tập cho trẻ Mầm non

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tiến | Ngày 05/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Làm đồ chơi học tập cho trẻ Mầm non thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

CÁCH LÀM BỘ ĐỒ CHƠI
KHUNG XOAY ĐOÁN HÌNH
CHO TRẺ MẦM NON

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Tiến
Trường Mầm non Hồng Nhung quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: [email protected]

Bộ đồ chơi “khung xoay đoán hình” này khá sinh động và hữu ích cho trẻ phát triển hoạt động cũng như tư duy.
Bộ đồ chơi gồm có 1 khung, 12 miếng hình nhỏ có thể xoay tròn, có 2 mặt khác nhau (mặt xanh, mặt đỏ) để trẻ có thể đoán hình và xoay kiểm tra kết quả. Chúng được thiết kế rời từng bộ phận để giáo viên và trẻ có thể thay đổi dễ dàng nội dung, yêu cầu chơi, thay đổi hình ảnh và cách chơi cho phù hợp với mục đích giáo dục.





















Có 2 cách chơi khác nhau và ứng dụng được trong nhiều đề tài, yêu cầu chơi khác nhau, phù hợp với trẻ từ lớp mầm, chồi, lá, có thể sử dụng cho bé cả khi đã lên cấp 1.
Đồ chơi có thể sử dụng cho 1, 2 hoặc có thể 3 trẻ cùng chơi.




CÁCH CHƠI 1: TÌM CẶP ĐÔI
- Mục đích: So sánh, nhận biết hình giống nhau. Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ.
- Chuẩn bị: Mặt xanh để trống, gắn hình vào 1 mặt đỏ.
- Cách chơi: Có thể chơi 1-3 bé. Nhiệm vụ của người chơi là 1 lần chọn xoay 2 hình. Nếu 2 hình đó giống nhau thì sẽ chiến thắng, được thưởng 1 bông hoa (hoặc phần thưởng khác). Nếu 2 hình không giống nhau thì phải xoay lật trả lại nhường lượt chơi cho bạn. Trò chơi tiếp tục cho tới khi tất cả các hình được xoay ra. Nếu có 2, 3 bé cùng chơi, sau khi xoay hình xong, cho trẻ so sánh xem ai được thưởng nhiều hơn.






























CÁCH CHƠI 2: ĐOÁN HÌNH
- Mục đích: phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Giúp trẻ nhận biết hình, tên gọi, chữ cái, số lượng…
- Cách chơi: trẻ nhìn hình ảnh ở mặt xanh và đoán xem mặt đỏ của nó là hình gì (hoặc chữ gì, số mấy…). Sau đó xoay mặt đỏ của miếng hình ra kiểm tra. Nếu đoán đúng thì sẽ được thưởng 1 bông hoa (hoặc phần thưởng khác mà trẻ thích)
* Ví dụ 1: Đoán hình trái cây:
Mặt xanh dán hình trái cây hoàn chỉnh, mặt đỏ dán hình 1 miếng nhỏ của loại trái cây đó. Lần lượt cho trẻ đoán xem miếng hình đó là trái gì. Khi xoay ra mà đúng thì sẽ được thưởng.
Có thể 2,3 bé cùng chơi và cuối cùng xem ai được thưởng nhiều hơn là người chiến thắng.



























* Ví dụ 2: Đoán xem con vật này ăn gì?
Mặt xanh dán hình con vật, mặt đỏ dán hình thức ăn của con vật đó. Trẻ nhìn hình con vật và đoán xem đằng sau đó là cái gì. Nếu đóan đúng sẽ được thưởng. (Có thể cho trẻ chơi ngược lại: nhìn hình thức ăn, đóan hình con vật).



















- Tương tự cách chơi này có thể cho trẻ đoán các hình khác như hình học, đồ dùng, nghề nghiệp, đồ dùng, chữ cái, số lượng,…. Một số ví dụ cụ thể như:
+ Đoán hình con vật: mặt xanh dán 1 bộ phận, mặt đỏ dán con vật hoàn chỉnh và cho trẻ đoán. Trẻ nhìn bộ phận đoán tên con vật
+ Đoán hình nghề nghiệp: mặt xanh dán hình đồ dùng, mặt đỏ dán hình nghề nghiệp, trẻ nhìn hình và đoán xem đồ dùng đó là của nghề nào…(có thể chơi ngược lại)
+ Đóan hình chữ cái: Mặt xanh dán hình , mặt đỏ dán chữ cái, trẻ nhìn hình và đoán xem đó là chữ cái gì (hoặc có thể chơi đoán ngược lại).
+ Đoán hình chữ số: mặt xanh dán hình số lượng cho trẻ đếm và kiểm tra xem kết quả mặt đỏ là số mấy
+ Làm phép tính tách, gộp số lượng và đoán kết quả. Kiểm tra kết quả ở mặt đỏ xem đúng chưa.
………
Như vậy, giáo viên có thể sáng tạo nhiều cách sắp đặt khác nhau cho bộ trò chơi xoay hình này, miễn sao phát huy hết thế mạnh của trò chơi là vận động tinh và nhận biết tốt để giúp trẻ hứng thú vui chơi và học tập.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)