KTHK1.DJA6,CHUAN

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Vinh | Ngày 16/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: KTHK1.DJA6,CHUAN thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012
TỔ XÃ HỘI MÔN: ĐỊA LÍ 6
-----(----- 
Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)


I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung Trái Đất, Các Thành Phần Tự Nhiên Của Trái Đất.
- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức kiểm tra: Tự luận.
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
- Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:
+ Trái Đất: 11tiết (79%)
+ Các thành phần tự nhiên của Trái Đất: 3 tiết (21%)
- Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội dung, chương bài)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Trái Đất

- Biết được định nghĩa về bản đồ và các phương hướng trên bản đồ.
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả


80% TSĐ = 8 điểm
37,5% TSĐ = 3 điểm
62,5% TSĐ =5 điểm


Các thành phần tự nhiên của Trái Đất



- So sánh được sự khác nhau giữa hai dạng địa hình bình nguyên(đồng bằng) và cao nguyên.

20% TSĐ =2 điểm


100% TSĐ = 2 điểm

TSĐ: 10
Tổng số câu: 3
30% TSĐ =3 điểm
50% TSĐ =5 điểm
20% TSĐ =2 điểm


IV. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN:

Câu 1: (3 điểm) Bản đồ là gì ? Làm thế nào để xác định được phương hướng trên bản đồ ?
Câu 2: (5 điểm) Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả ?
Câu 3: (2 điểm) So sánh sự khác nhau giữa bình nguyên (đồng bằng) và cao nguyên?

V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu
Đáp án
Điểm

1
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
+ Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
+ Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
1 đ


1 đ

1 đ


2
- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
- Hệ quả:
+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất.

1,5 đ

0,5 đ
1,0đ



1,0đ
1,0đ


3
- Bình nguyên :
+ Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ.
+ Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao dần 500m. Thuân lợi cho phát triển nông nghiệp
- Cao nguyên :
+ Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc; độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m.
+ Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.


0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Vinh
Dung lượng: 48,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)