KTHK I môn Địa lí lớp 6

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Dinh | Ngày 16/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: KTHK I môn Địa lí lớp 6 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Môn: Địa lí lớp 6 - HK I (2012-2013)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Chữ kí Giám khảo
Mã phách









(Học sinh làm bài trực tiếp vào Đề)

A./ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
1/ Trong hệ mặt trời, Trái Đất có vị trí nào theo thứ tự xa dần mặt trời:
a) 1. b) 3. c) 5. d) 7.
2/ Vĩ tuyến dài nhất là:
a) xích đạo. b) chí tuyến Bắc. c) chí tuyến Nam. d) cực.
3/ Trường THCS Nhơn Phú chúng ta có mặt trước (cổng trường) đang nhìn về hướng:
a) Bắc. b) Nam. c) Đông. d) Tây.
4/ Độ cao tuyệt đối của một quả núi được tính:
a) từ chân núi đến đỉnh núi. b) từ thung lũng đến đỉnh núi.
c) từ đồng bằng đến đỉnh núi. d) từ mặt biển đến đỉnh núi.
5/ Núi trẻ khác núi già ở chỗ:
a) hiện nay không còn tiếp tục nâng cao.
b) đỉnh bằng, sườn thoải, thung lũng mở rộng.
c) được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm.
d) đã trải qua quá trình bào mòn.
6/ Độ cao tương đối của đồi thường không quá:
a) 400m. b) 300m. c) 200m. d) 100m.
B./ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (3 điểm): Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất?
Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên (đồng bằng) và cao nguyên?
Câu 3 (2 điểm): Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D trên hình dưới đây?
20oT 10oT 0o 10oĐ 20oĐ





A



C









B











D


















BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN











TRƯỜNG THCS NHƠN PHÚ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2012 – 2013)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6
---------------------------------------------

A./ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm; Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm).

Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
B
A
B
D
C
C


B./ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):

Câu 1 (3 điểm): Cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất:
- Cấu tạo: Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. (1 điểm)
- Vai trò: Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (2 điểm)
Câu 2 (2 điểm): Những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên (đồng bằng) và cao nguyên:
- Giống nhau: địa hình tương đối bằng phẳng. (1 điểm)
- Khác nhau:
+ Bình nguyên (đồng bằng): dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. (0,5 điểm)
+ Cao nguyên: dạng địa hình cao, độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên, có sườn dốc. (0,5 điểm)
Câu 3 (2 điểm): Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D trên hình: (0,5 điểm/đúng)

- Tọa độ điểm A - Tọa độ điểm B



- Tọa độ điểm C - Tọa độ điểm D

______________________________________

Ghi chú : Điểm toàn bài được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Dinh
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)