KTHK I Địa 6
Chia sẻ bởi Đỗ Quyên |
Ngày 16/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: KTHK I Địa 6 thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
Họ và tên :................
Lớp :..................
đề kiểm tra học kì I
môn : địa 6
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy,cô giáo
Phần I: Trắc Nghiệm (3 điểm )
Hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Trái đất tự quay theo hướng nào?
A. Từ Tây sang Đông
B. Từ Đông sang Tây
Câu 2: Trục của trái đất là:
A. Trục xuyên suốt trái đất nối liền hai cực
B. Trục có hai đầu là cực Bắc và cực Nam
C.Trục tưởng tượng nối liền hai cực
Câu 3: Sở dĩ Trái Đất lúc chúc nửa cầu Bắc, lúc chúc nửa cầu Nam về phía mặt Trời, thì trục Trái Đất:
A.Luôn giữ độ nghiêng và hướng nghiêng cố định
B. Luôn giữ độ nghiêng cố định nhưng hướng nghiêng thay đổi
C. Luôn giữ hướng nghiêng cố định nhưng độ nghiêng thay đổi
Câu 4: Nửa cầu Nam và nửa cầu Bắc nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào 2 ngày :
A. Ngày 21/3 và 22/6 C. Ngày 23/9 và 22/12
B Ngày 22/6 và 22/12 D. Ngày 21/3 và 23/9
Câu 5: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp?
A. 3 C. 5
B. 4 D. 6
Câu 6: Trên trái đất có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu Đại Dương?
A. 4 lục địa và 6 đại dương C. 5 lục địa và 4 Đại Dương
B. 6 lục địa và 4 đại dương D. 6 lục địa và 5 đại dương
PhầnII: Tự Luận (6 điểm )
Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ trái đất và nói rõ vai trò của nó đối với
hoạt động và đời sống con người.
Câu 2: Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Đáp án Đề KT kì I:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: D
Phần II: Tự luận (7 đ)
Câu 1: (3đ)
Vỏ trái đất là một lớp đất đá rắn, chắc, dày từ 5 đến 70 km. Trên lớp vỏ trái đất có núi, sông, suối và nơi sinh sống hoạt động của con người. Lớp vỏ trái đất do một số đại mảng nằm liền kề nhau tạo thành. Nó có thể di chuyển, chúng tách xa nhau xô vào nhau hoặc trượt lên nhau.
Câu 2: (4 đ)
+ Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Tác động của nội lực đã làm cho bề mặt Trái Đất có nơi được nâng cao, có nơi bị hạ thấp làm cho các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gẫy, tạo ra các hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt trái đất. Tác động của ngoại lực biểu hiện chủ yếu thông qua 2 quá trình: quá trình phong hoá đá và quá trình xâm thực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Quyên
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)