KPKH trò chuyện đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống

Chia sẻ bởi phan thị minh thúy | Ngày 25/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: KPKH trò chuyện đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt đồ dùng để ăn ( bát, đũa), đồ dùng để uống (cái ca, cái ấm).
Người dạy: Phan Thị Minh Thúy
Thời gian: 30 - 35 phút
Ngày dạy: 19/ 10/ 2018

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết, gọi tên, phân biệt được 1 số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống trong gia đình.( CS96)
- Trẻ biết đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng đó.
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, kĩ năng so sánh, phân loại đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn, sắp xếp, bảo quản đồ dùng trong gia đình.
4. Kết quả: 90 % trở lên trẻ nhận biết, phân biệt được đồ dùng để ăn, để uống.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, máy chiếu, nhạc bài hát “ Tôi là ấm trà”.
- Hình ảnh về đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống: Bát, thìa, đũa, cái ca, cốc, phích, ấm, bình nước.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

* Gây hứng thú ( 2 phút)
GT CT “ Đồ dùng bé yêu” với sự tham gia các bé đến từ lớp MG 5 tuổi A1.
- GT các cô giáo tham dự
- Chương trình hôm nay gồm 2 phần
+ Phần 1: Cùng tìm hiểu
+ Phần 2: Cùng chung sức
1. HĐ 1. Quan sát, đàm thoại (23 phút)
* Đồ dùng để ăn
- Cô đọc câu đố
“ Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”
Đố CM biết đó là cái gì?
- Cho trẻ quan sát bát ăn cơm
- Bạn nào có nhận xét gì về cái bát?
- Cái bát thường dùng làm gì?
- Ngoài bát dùng để ăn cơm thì CM còn biết những loại bát nào khác không?
=> Cô chốt lại: Đây là cái bát màu trắng, được làm bằng sứ, miệng bát tròn, có đáy bát nhỏ giúp bát có thể đứng được. Bát dùng để ăn cơm, ngoài ra còn có 1 số loại bát nữa như bát nhỏ dùng đựng nước chấm, bát to để đựng canh.
- Bát để đựng cơm, vậy để có thể gắp được thức ăn vào bát thì CM cần dùng gì?
- CM thấy cái đũa có đặc điểm gì?
- Đúng rồi, đũa có một đầu to, 1 đầu nhỏ, đầu to để cầm, đầu nhỏ để gắp thức ăn đấy các con ạ.
- Vậy để gắp thức ăn người ta phải dùng mấy chiếc đũa? Hai chiếc đũa người ta gọi là gì?
- Đôi đua này được làm bằng gì?
- Ngoài ra đũa còn được làm bằng tre, bằng nhựa, bằng inox nữa đấy CC ạ.
* Đồ dùng để uống
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Cô ca, pepsi”
- CM vừa uống nước ngọt có ngon không?
- Để có thể uống được nước CM cần đổ nước vào đâu?
- Bạn nào có nhận xét về cái ca? ( Cho trẻ nx cái ca trên màn hình)
- Cái ca dùng để làm gì?
=> Cô chốt lại: Cái ca có dạng hình trụ, miệng ca tròn, có tay cầm dùng để uống nước.
- Cho trẻ nghe đoạn nhạc bài “ Tôi là cái ấm trà”
- Trong bài hát có nhắc đến cái gì?
- Cô cho trẻ nhận xét về cái ấm?
- Cái ấm được làm bằng sứ, có nắp ấm, phần thân phình to, có vòi, có quai ấm.
- Cái ấm dùng để làm gì?
* Mở rộng: Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về đồ dùng để ăn, để uống và 1 số đồ dùng GĐ khác.
=> Giáo dục trẻ: Để đồ dùng gia đình được bền đẹp, các con phải giữ gìn cẩn thận, tránh rơi vỡ, dùng xong cất về đúng nơi quy định.
2. HĐ 2. Trò chơi ( 5 phút)
* Phần 2: Cùng chung sức
Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội ( 1 đội lấy đồ dùng để ăn, 1 đội lấy đồ dùng để uống). Trong thời gian 1 bản nhạc từng bạn phải bật qua các vòng lên tìm đồ dùng của đội mình và gắn lên bảng cài.
- Luật chơi: Đội nào chọn đúng và được nhiều sẽ là đội chiến thắng.
- Cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phan thị minh thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)