KPKH phương tiện giao thông đường bộ

Chia sẻ bởi nguyễn nga | Ngày 05/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: KPKH phương tiện giao thông đường bộ thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN THAO GIẢNG VÒNG TRƯỜNG

Đề tài: KPKH: “Phương tiện giao thông đường bộ”
Hát vđ: “Em tập lái ô tô”
Tô màu phương tiện giao thông theo yêu cầu.
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Ngày dạy: 14/03/2014.
Người dạy: Nguyễn Thị Thanh Nga
Thời gian dạy: 30-35 phút

I/ Mục đích – yêu cầu
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm đặc trưng của một số phương tiện giao thông đường bộ: ( về cấu tạo, tiếng kêu, nơi hoạt động, bến đỗ của các pt giao thông đường bộ...).
- Trẻ hiểu được công dụng của từng loại phương tiện giao thông đường bộ.
2.Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt, so sánh sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ.
- Trẻ biết phân loại phương tiện giao thông theo từng nhóm.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi ngồi trên phương tiện giao thông và khi tham gia giao thông.
II/ Chuẩn bị:
- Của cô: + Máy trình chiếu .
+ Đàn có ghi bài hát: “Em tập lái ô tô, em đi qua ngã tư đường phố”
Của trẻ: + Mỗi trẻ một tranh lô tô về các phương tiện giao thông đường bộ.
+ Bảng gài ( 3 cái)
+Tranh phô tô, sáp màu.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

* Ổn định lớp: Các con ơi! Đã đên giờ vào học rồi cô mời các con cùng hát vang bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố nào”.
- Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát các bạn nhỏ đang làm gì?
- Các con nhìn xem cô có gì đây?
- Với chiếc ô tô này bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một câu truyện sáng tạo của các con nào?
( Một trẻ lên kể)
Các con thấy câu truyện bạn A kể có hay không?
- Cô giáo đó các con biết ô tô là phương tiện giao thông chạy ở đâu? Ngoài ô tô ra trên đường bộ còn có những loại phương tiện giao thông nào? ( Trẻ kể tên)
- Các con ạ! Trên đường bộ có rất nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau và mỗi loại phương tiện giao thông có những đặc điểm và ích lợi khác nhau. Và giờ học hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về các loại PTGT đường bộ nhé!
Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại theo tranh.
* Xe đạp:
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Chị em”
Chị em đi học
Đạp xe trên đường
Chiều về gọi cổng
Chuông kêu kính coong

Đọc xong cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc thơ về ai?
Chị đi đâu? Đi bằng phương tiện gì?
Xe đạp kêu như thế nào?
Cô cho trẻ xem hình ảnh xe đạp lên hỏi trẻ:
Các con có nhận xét gì về chiếc xe đạp này?
Xe đạp có mấy bánh? Bánh xe đạp có dạng hình gì?
Xe đạp đi ở đâu? Xe đạp có gây ô nhiễm môi trường o/?
Vì sao xe đạp lại không gây ô nhiễm môi trường?
Cô khái quát lại: Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ có hai bánh và phải dùng lực của hai chân đạp và lái giữ thăng bàng mới đi lại trên đường được đấy! Nhưng khi ngồi sau xe đạp các con phải làm gì?
À đúng rồi khi ngồi sau xe đạp các con phải bám vào người ngồi đằng trước chân để vào ghi đông xe kẻo bị kẹp chân vào xe nhé!
* Xe máy: Lắng nghe- lắng nghe
Nghe cô đọc câu đố nói về PTGT gì nhé:
Xe hai bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu bíp bíp
Các con nhìn xem cô có hình ảnh về PTGT gì đây?
Các con có nhận xét gì chiếc xe máy này?
Để xe máy chạy được trên đường thì cần những nguyên liệu gì?
Xe máy có gây ô nhiễm môi trưòng không? Vì sao?
Khi ngồi trên xe máy thì chúng ta phải làm gì? Vì sao?
* Xe xích lô: (Tương tự như trên)
Hoạt động 2: So sánh xe đạp - xe máy – Xe xích lô.
Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường bộ, có hai bánh...
Khác nhau: Xe đạp chạy với vận tốc chậm hơn
Xe máy chạy bằng xăng, gây ônhiễm MT
Hoạt động 3: Quan sát – đàm thoại về ô tô, tàu hoả.
* Ô tô:
- Cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn nga
Dung lượng: 32,71KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)