KPKH: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Nhài | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: KPKH: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
Khám phá khoa học xã hội
Đề tài: Một số đồ dùng gia đình
Đối tượng: MG Lớn (5-6 tuổi)
Thời gian: 30 phút
Người soạn: Đoàn Thị Nhài
Người dạy: Đoàn Thị Nhài
Ngày soạn: 17/ 10/ 2015
Ngày dạy: 22 / 10/ 2015
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi tên được một số đồ dùng để ăn, để uống
- Trẻ biết đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng đó
* Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sat, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc
- Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu
- Chơi trò chơi đúng luật
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động.
- Rèn tính tập thể
- Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng
- Máy tính và slide các đồ dùng gia đình.
- Đồ chơi mô phỏng các loại đồ dùng GĐ.
- Đồ dùng GĐ thật: bát, đĩa, thìa, cốc, ấm, ly…
- 3 bàn, 3 rổ to
- Hoa thưởng cho trẻ
2. Địa điểm
- Trẻ ngồi trên sàn lớp theo tổ.
III. Tiến hành
HĐ của cô
HĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ ngồi theo tổ.
2. Giơí thiệu bài:
- Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với hội thi “ Gia đình bé”.đến dự chương trình với chúng ta ngày hôm nay còn có các cô trong BGH đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. Và không thể thiếu được trong hội thi là sự tham gia của các Gia đình : Gia đình số 1 . Gia đình số 2 và gia đình số 3.
Và để mở đầu chương trình ngày hôm nay xin mời các gia đình đến với giai điệu bài hát “Cả nhà thương nhau”.
- Các con ạ! Trong gia đình của chúng mình có rất nhiều các loại đồ dùng khác nhau, mỗi loại đồ dùng đều có công dụng , đặc điểm riêng phục vụ cho nhu cầu của con người
- Và chủ đề của hội thi hôm nay cô cùng các con “ Tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình” nhé.
3. Hướng dẫn:
a. Hoạt động 1: Quan sát, trò chuyện một số đồ dùng trong gia đình.
* Đồ dùng để ăn, uống:
* Cái bát:
- Bước vào phần thi đầu tiên là phần thì “Gia đình tài giỏi”
- Ở phần thi này các con nghe cô đọc và giải câu đố:
“ Cái gì có miệng hình tròn
Hàng ngày đến bữa bé dùng ăn cơm”
+ Cô có cái gì đây?
+ Cái bát này có đặc điểm gì ? (miệng bát tròn, có viền hoa,)
+ Cái bát này làm bằng gì ?
+ Chẳng may để bát rơi xuống thì bát này làm sao ?
Cái bát này làm bằng sứ đấy các con ạ. Đồ sứ rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình phải cẩn thận, nhẹ tay nhé !
Ngoài ra, người ta còn làm nhiều lọai bát bằng những chất liệu khác nhau nữa đấy. -> Cô giới thiệu : Bát gốm Bát Tràng làm từ đất sét này, bát thủy tinh, bát inox, bát nhựa.
+ Bát dùng để làm gì ? -> Bát để đựng. Bát to để đựng canh, bát vừa để ăn cơm, bát nhỏ để nước chấm.
+ Khi ăn cơm xong chúng mình phải làm gì để bát sạch sẽ ?
- Đúng rồi ông bà thường nói :
« Nhà sạch thì mát
Bát sạch ngon cơm »
- Khi ăn xong chúng mình phải rửa bát sạch sẽ nhé.
* Cái cốc :
+ Con biết gì về cái cốc ?
+ Cái cốc này có đặc điểm gì?
+ Cái cốc dùng để làm gì ? (uống nước, uống trà, uống rượu, đựng nước)
- Cốc làm bằng gì ?
Ngoài ra, còn có cốc ninox, bằng nhựa, bằng sứ ... nữa đấy.
-> KQ : Cốc dùng để uống nước. Cốc có thể làm từ sứ, từ thủy tinh, nhựa hoặc inox. Khi sử dụng cốc bằng sứ, thủy tinh các con nên cầm bằng 2 tay, đặt nhẹ nhàng kẻo vỡ nhé.
-> Khái quát : Các con ạ, bát, đĩa, thìa, đũa, cốc ...là những đồ dùng trong GĐ dùng để ăn, uống . Bát để đựng cơm, đựng canh. Đĩa để đựng rau, đựng thịt. Thìa để xúc cơm, đũa dùng để gắp thức ăn. Cốc để uống nước. Bát, đĩa, cốc làm từ sứ, thủy tinh rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình cần cẩn thận, dùng xong nhớ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Nhài
Dung lượng: 90,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)