KPKH

Chia sẻ bởi Hàn Ái Hằng | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: KPKH thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:






PHÒNG GD & ĐT VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON VẠN LONG

( ( (




































1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên các đồ dùng gia đình có sử dụng điện (nồi cơm điện, bàn là, ấm điện, đèn điện..). Biết công dụng, phân loại đồ dùng có sử dụng điện và đồ dùng không sử dụng điện, cách sử dụng an toàn một số đồ dùng gia đình có sử dụng điện.
- Giáo dục trẻ biết cách tiết kiệm điện. Có ý thức tiết kiệm điện. Không nghịch và cắm và những ổ điện. Không tự ý sử dụng khi người lớn chưa cho phép.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng gia đình có sử dụng điện (nồi cơm điện, bàn là, ấm điện, đèn điện…)
- Tranh ảnh về một số đồ dùng gia đình có sử dụng điện (tủ lạnh, máy quạt, máy giặc…)
- Một số đoạn phim, hình ảnh sử dụng đồ dùng bằng điện
III. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động1: Quan sát đàm thoại về một số đồ dùng có sử dụng điện
- Cho trẻ chơi trò chơi: "Trời tối trời sáng". Cô tạo tình huống tắt điện và hỏi trẻ:
- Vì sao lớp học của mình bỗng nhiên lại tối? (vì mất điện, tắt điện)
- Muốn đèn sáng thì phải làm gì?
- Ở nhà con thấy bố mẹ bật đèn vào khi nào?
Vào các buổi tối thì gia đình chúng ta phải bật điện cho sáng. Hoặc khi ban ngày mà trời âm u mà có việc cần nhiều đến ánh sáng thì bố mẹ bật công tắc đèn điện.
Hôm nay các con sẽ tìm hiểu về một số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
* Làm quen với nồi cơm điện:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ nồi cơm điện”
- Đây là cái gì?
- Ai có nhận xét gì về nồi cơm điện?
- Cô cho trẻ xem đoạn viđeo nấu cơm bằng nồi điện:
- Bạn nào có thể kể những hiểu biết của mình về nồi cơm điện? (phần nồi nấu có thể lấy ra rửa và lau chùi, khi cho gạo và nước vào nồi phải lau thật khô để không bị nước vào phần làm nóng của nồi điện)
- Vì sao lại gọi nó là nồi cơm điện?
(Vì nồi dùng để nấu cơm và phải sử dụng điện mới nấu được)
- Nhà bạn nào có nồi cơm điện rồi?
- Khi bố mẹ đang nấu cơm chúng ta có được sờ vào nồi cơm điện không? Vì sao?
Các con không được sờ vào nồi cơm để tránh bị bỏng và điện giật nếu dây điện bị hở.
* Làm quen với ấm điện:
- Cô đưa ấm điện ra và hỏi trẻ: Đây là cái gì?
- Ấm điện này làm bằng gì?
- Ấm điện dùng để làm gì?
- Vì sao con biết đây là ấm điện? (vì có dây điện. Khi cắm điện vào ấm điện nước bên trong ấm sẽ nóng dần lên và nước trong ấm sẽ sôi.
- Cô cho trẻ xem đoạn viđeo nấu nước bằng ấm điện
- Khi đung nước các con có được chơi gần và sờ vào ấm điện không?
* Làm quen với quạt điện:
Cô đọc câu đố về cái quạt điện:
Có cánh, không biết bay
Chỉ quay như chong chóng
Làm mát cho mọi người
Mất điện là hết quay.
Đố bé là cái gì?
- Cô đưa quạt ra cho trẻ quan sát và nhận xét
- Chiếc quạt này làm bằng chất liệu gì?
- Vì sao bật quạt chúng ta lại thấy mát?
- Quạt là đồ dùng sử dụng năng lượng gì?
* Làm quen với chiếc bàn là điện :
- Đây là cái gì?
- Bạn nào có nhận xét gì về chiếc bàn là ?
- Muốn bàn là hoạt động thì phải làm gì? (cho trẻ xem đoạn viđeo sử dụng bàn là
- Khi người lớn đang ũi quần áo các con có được đến gần không?
* Trẻ kể các đồ dùng có sử dụng điện trong gia đình: Ti vi, tủ lanh, bóng điện, lò vi sóng...Cho trẻ xem hình ảnh các đồ dùng này.
*Hoạt động 2: Trò chơi: “Thử tài bé yêu”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội (sao vàng, sao đỏ, sao xanh)
- Mỗi câu hỏi có hai tình huống, 3 nhóm thảo luận và chọn ra phương án đúng nhất.
- Luật chơi: Nhóm nào chọn đáp án đúng sẽ được tặng một bông hoa. Kết thúc đội nào nhiều hoa sẽ chiến thắng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hàn Ái Hằng
Dung lượng: 880,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)