KP chim nổi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nga | Ngày 05/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: KP chim nổi thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Giáo án
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Khám phá khoa học : Chìm nổi
Đối tượng: Lớp MG 5 – 6 tuổi.
Số lượng: 30 cháu
Thời gian: 35 – 40 phút.
áo viên thực hiện: Tào Thị Hiền.
Ngày dạy: /12/2012.

I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi tên được cac vật nổi , vật chìm.
-Trẻ giảI thích được vì sao vật này nổi vì sao vật này chìm.
2 .Kỹ năng
Trẻ phân biệt được vật chìm vật nổi .
-Trẻ phân nhóm được vật chìm vật nổi .
3. Thái độ
-Trẻ biết hợp tác với các bạn trọng nhóm.
II . Chuẩn bị
5 chậu nước
-Vật nặng : sỏi , viên đá , đĩa sứ , nam châm .
Vật nhẹ : lá . giấy túi ni lông , đĩa nhựa cốc nhựa , chai nhựa .
III hoạt động của cô 1:
HĐ1: Khám phá tìm hiểu vật nặng nhẹ , vật nhẹ .
-Cô hỏi trẻ cô có rổ đựng cái gì đây?
- Cho trẻ lấy mỗi tay 1 thứ ở 2 rổ khác nhau
-Các con cầm 2 vật đó trên tay rồi các con thổi phù 1 cái điều gì sẽ xảy ra ?
- Tại sao thứ đó lại bay ? Còn vật kia không bay?
- Cho trẻ phát biểu ý kiến của mình . –
-Vì sao con biết cái lá này nhẹ ? Viên sỏi này nặng ?
* Cô chốt lai : Vật nhẹ sẽ bay , vật năng không bay .
HĐ2 : Cho trẻ làm thí nghiệm
Điều gì sẽ xảy ra khi thả các đồ vật này vào chậu nước?
+ Nhóm 1 : thử nghiệm thả lá và sỏi vào chậu nước.
+ Nhóm 2 : thử nghiệm thả chai nhựa và cục nam châm vào chậu nước .
+ Nhóm 3: thử nghiệm thả đĩa nhựa và đĩa sứ vào chậu nước .
+ Nhóm 4 : thử nghiêm thả miếng ni lông và viên đá vào chậu nước .
Cô đặt câu hỏi cho từng nhóm
-Nhóm1:
+ Khi thả lá và sỏi vào chậu nước các con thấy thế nào ?
+ Vì sao con biết lá lại nổi còn sỏi lại chìm ?
-Nhóm 2 :
+ Con có nhận xét gì khi thả chai nhựa và cục nam châm vào chậu nước?
+ Tại sao con biết chai nhụa này nhẹ cục nam châm này nặng ?
-Nhóm 3:
+ Khi thả 2 cái đĩa này vào chậu nước con thấy điều gì xảy ra?
+ Vì sao cùng là 2 cái đĩa cái thì nổi , cái thì chìm ?
-Nhóm 4 :
+ Miếng ni lông và viên đá khi thả vào chậu nước con thấy thế nào ?
+ Ai có nhận xét gì ?
Cô chốt lại : Có những vật nổi trong nước và vật chìm trong nước. Những vật nào thì nổi , vật nào thì chìm . A! đúng rồi vật nhẹ khi thả chậu nước nó sẽ nổi , vật nặng nó sẽ chìm .
HĐ 3: Điều kỳ diệu với cốc nhựa và túi ni lông
-Cô đặt 2 chậu nước
-Đố các con biết làm thế nào để cái cốc nhựa và túi ni lông này chìm được xuống nước ?
Cô thực hiện thí nghiệm cho trẻ xem
Cô cho nước vào túi ni lông và buộc chặt lại rồi thả vào chậu nước điều gì sẽ xảy ra ?
-Vì sao túi ni lông lại chìm ?
-Khi cô cho cát vào cái cốc này rồi thả xuống nước con thử đoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nga
Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)