KN“ Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non”
Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Oanh |
Ngày 05/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: KN“ Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non” thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non”
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Người viết: Trương Thị Nguyệt Anh
Chức vụ: Giáo viên
Tài liệu đính kèm: Đĩa CD bài hát, Bản chép nhạc
Năm học: 2010- 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người. Ngay từ khi lọt lòng, tiếng ầu ơ ru hời hay những làn điệu dân ca mượt mà đã đi vào cả trong giấc ngủ của trẻ, nuôi dưỡng chúng cùng với bầu sữa mẹ. Lớn thêm một chút, trước khi trẻ bi ba bi bô tập nói thì đã có thể ê a, mắt sáng lên theo giai điệu nghe thấy, dù chỉ là những bài hát quảng cáo hay nhạc hiệu của một chương trình truyền hình nào đó trên Tivi. Điều đó chứng tỏ âm nhạc nó có một sức hút vô hình làm mê hoặc con người ngay từ khi bé thơ.
Đối với trẻ mầm non, được hoạt động là món ăn không thể thiếu với trẻ và cũng là con đường gần nhất để giúp trẻ có kiến thức và kĩ năng về thế giới xung quanh. Trên con đường đó không thể thiếu Âm nhạc. Giáo dục âm nhạc chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ....
Đã từ lâu, hoạt động “ Giáo dục âm nhạc” đã thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhất là đối với chương trình giáo dục mầm non, Giáo dục âm nhạc được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng thực hành, tạo cho trẻ cảm thụ nghệ thuật thông qua các tác phẩm âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc được thực hiện theo các dạng hoạt động: ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát , trò chơi âm nhạc. Thông qua việc giảng giải nội dung bài hát và đàm thoại với trẻ , cô giáo giúp trẻ nhận biết tình yêu thương người, yêu thiên nhiên, nội dung bài hát có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, hành vi đẹp....Khi hoà mình vào những giai điệu trầm bổng với những lời ca đẹp , được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc sẽ giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và thể lực cho trẻ. Không những thế, âm nhạc còn là phương tiện cho các hoạt động giáo dục khác rất có hiệu quả như: tổ chức lễ hội, hoạt động thể dục, hoặc trong các nôị dung học như “ LQVT”, “Môi trường xung quanh”” Làm quen văn học” “Tạo hình” ...
Song, như chúng ta đã thấy, Âm nhạc mang lại nhiều hiêụ quả nhưng các sáng tác ấy còn hạn chế vì các nhạc sĩ thường ít chú ý đến mảng sáng tác cho trẻ Mầm non.
Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu “Giáo dục âm nhạc” theo hướng tổ chức các hoạt động theo chủ đề , các cô giáo mầm non cần có thêm các ca khúc không chỉ phản ánh nhiều khía cạnh, tình cảm sâu sắc dành cho trẻ mà các ca khúc đó phải có nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ theo yêu cầu của từng chủ đề. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các bài hát được sáng tác theo nội dung từng chủ đề còn nghèo nàn. Khi lựa chọn các bài hát sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của từng chủ đề tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy trong chương trình tuyển tập thơ truyện mẫu giáo theo chủ đề có biết bao tác phẩm hay có thể phổ nhạc để giới thiệu cho trẻ đồng thời bổ sung thêm vào tuyển tập bài hát theo chủ đề lại còn làm cho âm điệu của ngôn ngữ đến với trẻ 1cách tự nhiên. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn phổ nhạc một số bài hát dựa trên nội dung những bài thơ, câu chuyện theo nội dung chủ đề để dạy trẻ mầm non. Và đây cũng chính là đề tài: “Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non” mà tôi lựa chọn viết với hi vọng làm phong phú kho tàng các bài hát theo chủ đề cho trẻ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- BGH
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non”
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Người viết: Trương Thị Nguyệt Anh
Chức vụ: Giáo viên
Tài liệu đính kèm: Đĩa CD bài hát, Bản chép nhạc
Năm học: 2010- 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người. Ngay từ khi lọt lòng, tiếng ầu ơ ru hời hay những làn điệu dân ca mượt mà đã đi vào cả trong giấc ngủ của trẻ, nuôi dưỡng chúng cùng với bầu sữa mẹ. Lớn thêm một chút, trước khi trẻ bi ba bi bô tập nói thì đã có thể ê a, mắt sáng lên theo giai điệu nghe thấy, dù chỉ là những bài hát quảng cáo hay nhạc hiệu của một chương trình truyền hình nào đó trên Tivi. Điều đó chứng tỏ âm nhạc nó có một sức hút vô hình làm mê hoặc con người ngay từ khi bé thơ.
Đối với trẻ mầm non, được hoạt động là món ăn không thể thiếu với trẻ và cũng là con đường gần nhất để giúp trẻ có kiến thức và kĩ năng về thế giới xung quanh. Trên con đường đó không thể thiếu Âm nhạc. Giáo dục âm nhạc chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ....
Đã từ lâu, hoạt động “ Giáo dục âm nhạc” đã thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhất là đối với chương trình giáo dục mầm non, Giáo dục âm nhạc được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng thực hành, tạo cho trẻ cảm thụ nghệ thuật thông qua các tác phẩm âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc được thực hiện theo các dạng hoạt động: ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát , trò chơi âm nhạc. Thông qua việc giảng giải nội dung bài hát và đàm thoại với trẻ , cô giáo giúp trẻ nhận biết tình yêu thương người, yêu thiên nhiên, nội dung bài hát có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, hành vi đẹp....Khi hoà mình vào những giai điệu trầm bổng với những lời ca đẹp , được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc sẽ giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và thể lực cho trẻ. Không những thế, âm nhạc còn là phương tiện cho các hoạt động giáo dục khác rất có hiệu quả như: tổ chức lễ hội, hoạt động thể dục, hoặc trong các nôị dung học như “ LQVT”, “Môi trường xung quanh”” Làm quen văn học” “Tạo hình” ...
Song, như chúng ta đã thấy, Âm nhạc mang lại nhiều hiêụ quả nhưng các sáng tác ấy còn hạn chế vì các nhạc sĩ thường ít chú ý đến mảng sáng tác cho trẻ Mầm non.
Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu “Giáo dục âm nhạc” theo hướng tổ chức các hoạt động theo chủ đề , các cô giáo mầm non cần có thêm các ca khúc không chỉ phản ánh nhiều khía cạnh, tình cảm sâu sắc dành cho trẻ mà các ca khúc đó phải có nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ theo yêu cầu của từng chủ đề. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các bài hát được sáng tác theo nội dung từng chủ đề còn nghèo nàn. Khi lựa chọn các bài hát sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của từng chủ đề tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy trong chương trình tuyển tập thơ truyện mẫu giáo theo chủ đề có biết bao tác phẩm hay có thể phổ nhạc để giới thiệu cho trẻ đồng thời bổ sung thêm vào tuyển tập bài hát theo chủ đề lại còn làm cho âm điệu của ngôn ngữ đến với trẻ 1cách tự nhiên. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn phổ nhạc một số bài hát dựa trên nội dung những bài thơ, câu chuyện theo nội dung chủ đề để dạy trẻ mầm non. Và đây cũng chính là đề tài: “Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục Thẩm mĩ cho trẻ Mầm non” mà tôi lựa chọn viết với hi vọng làm phong phú kho tàng các bài hát theo chủ đề cho trẻ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- BGH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)