Kinh nghiệm dạy các BT tìm x trong T8
Chia sẻ bởi Hà Phước Hưng |
Ngày 13/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm dạy các BT tìm x trong T8 thuộc Hình học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH LONG
TRƯỜNG THCS CAO THẮNG P5 - TXVL
TỔ TOÁN – LÍ - TIN
( ( (
…………………………………………………….
Nguyên nhân:
Quí thầy cô tổ Toán – Lý - Tin thân mến!
Câu nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” dường như đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Lời dạy trên của Bác Hồ đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy, mỗi giáo viên vẫn tiếp tục phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ cao cả là giáo dục các em học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, những người có ích cho xã hội. Song, để đạt được những thành công trên cũng không phải là chuyện dễ. Bởi trong quá trình học tập, nếu học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản sẽ rất dễ sai khi làm bài tập, đặc biệt là môn toán.
Riêng bản thân tôi, trong những năm dạy học, đã có vài năm dạy môn toán 8. Khoảng thời gian này, tôi luôn cố gắng tìm ra: “Một số lỗi thường gặp khi học sinh giải bài tập môn toán 8”, đặc biệt là môn đại số. Đây cũng chính là vấn đề tôi sẽ trình bày.
Mục tiêu:
Phát hiện ra những lỗi thường gặp khi giải toán môn đại số 8 giúp giáo viên đề ra các biện pháp dần khắc phục những sai lầm của học sinh.
Rèn luyện kỹ năng nhận biết và tính toán của học sinh.
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 8.
Một số lỗi thường gặp khi học sinh giải bài tập môn toán 8:
Chương trình đại số 8 được chia ra làm 4 chương, kiến thức ở các chương là một hệ thống có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, nếu những bài đầu học sinh không nắm được kiến thức căn bản thì sẽ rất khó khăn khi tiếp thu bài mới sau này. Và sau đây là những lỗi thường gặp của học sinh ở từng chương.
Chương I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC.
1. Trước hết là sai lầm về dấu: Đây là lỗi mà hầu hết học sinh thường xuyên vấp phải. Thông thường là khi thực hiện phép nhân chia đơn thức, đa thức.
VD: a) -2x(3xy - x) = - 6x2y - 2x2 (sai)
b) ( - 2x2 + 3x) : (-2x) = x + (sai)
Sửa bài:
( Cách làm đúng của bài toán:
a) -2x(3xy - x) = - 6x2y + 2x2
b) ( - 2x2 + 3x) : (-2x) = x -
Ở chương trình toán 7, học sinh đã học về phép nhân đơn thức với đơn thức. Do đó, giáo viên có thể cho một số bài tập để kiểm tra và nhằm nhắc lại kiến thức về phép nhân các đơn thức mà một số học sinh đã quên. Điều này giúp học sinh khắc sâu kiến thức và đặc biệt ít bị sai lầm về dấu khi thực hiện phép nhân, chia đa thức sau này.
VD: Thực hiện phép nhân:
a) 3x2.x3 = 3x5
b) (-4x)(5xy) = -20x2y
c) (-x)(-4xy2) = 2x2y2
Với ví dụ trên, học sinh có thể ôn lại cách thực hiện nhân 2 đơn thức, trong đó, đặc biệt chú ý đến phép nhân hai số cùng dấu, khác dấu.
- Bên cạnh đó, khi sử dụng hằng đẳng thức hay khai triển một tích, học sinh rất dễ nhầm lẫn về dấu hay lẫn lộn các vế của hằng đẳng thức.
VD: a) (x - 2)3 = (x - 2)(x2 + 2x + 4) (sai)
b) x3 – 8 = (x - 2)(x2 + 2x - 4) (sai)
Như vậy, để hạn chế sai lầm của học sinh, giáo viên sẽ sử dụng phấn màu để tập trung sự chú ý của học sinh khi dạy bài mới và giải thích các ví dụ trên lớp như:
(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3
Đồng thời, giáo viên sẽ thường xuyên kiểm tra 7 hằng đẳng thức đáng nhớ đối với học sinh trên lớp.
Sửa bài:
Cách làm đúng.
a) (x - 2)3 = x3 – 6x2 + 12x - 8
b) x3 – 8 = (x - 2)(x2 + 2x + 4)
- Ngoài ra, khi thực hiện phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng
TRƯỜNG THCS CAO THẮNG P5 - TXVL
TỔ TOÁN – LÍ - TIN
( ( (
…………………………………………………….
Nguyên nhân:
Quí thầy cô tổ Toán – Lý - Tin thân mến!
Câu nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” dường như đã rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Lời dạy trên của Bác Hồ đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy, mỗi giáo viên vẫn tiếp tục phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ cao cả là giáo dục các em học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, những người có ích cho xã hội. Song, để đạt được những thành công trên cũng không phải là chuyện dễ. Bởi trong quá trình học tập, nếu học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản sẽ rất dễ sai khi làm bài tập, đặc biệt là môn toán.
Riêng bản thân tôi, trong những năm dạy học, đã có vài năm dạy môn toán 8. Khoảng thời gian này, tôi luôn cố gắng tìm ra: “Một số lỗi thường gặp khi học sinh giải bài tập môn toán 8”, đặc biệt là môn đại số. Đây cũng chính là vấn đề tôi sẽ trình bày.
Mục tiêu:
Phát hiện ra những lỗi thường gặp khi giải toán môn đại số 8 giúp giáo viên đề ra các biện pháp dần khắc phục những sai lầm của học sinh.
Rèn luyện kỹ năng nhận biết và tính toán của học sinh.
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 8.
Một số lỗi thường gặp khi học sinh giải bài tập môn toán 8:
Chương trình đại số 8 được chia ra làm 4 chương, kiến thức ở các chương là một hệ thống có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, nếu những bài đầu học sinh không nắm được kiến thức căn bản thì sẽ rất khó khăn khi tiếp thu bài mới sau này. Và sau đây là những lỗi thường gặp của học sinh ở từng chương.
Chương I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC.
1. Trước hết là sai lầm về dấu: Đây là lỗi mà hầu hết học sinh thường xuyên vấp phải. Thông thường là khi thực hiện phép nhân chia đơn thức, đa thức.
VD: a) -2x(3xy - x) = - 6x2y - 2x2 (sai)
b) ( - 2x2 + 3x) : (-2x) = x + (sai)
Sửa bài:
( Cách làm đúng của bài toán:
a) -2x(3xy - x) = - 6x2y + 2x2
b) ( - 2x2 + 3x) : (-2x) = x -
Ở chương trình toán 7, học sinh đã học về phép nhân đơn thức với đơn thức. Do đó, giáo viên có thể cho một số bài tập để kiểm tra và nhằm nhắc lại kiến thức về phép nhân các đơn thức mà một số học sinh đã quên. Điều này giúp học sinh khắc sâu kiến thức và đặc biệt ít bị sai lầm về dấu khi thực hiện phép nhân, chia đa thức sau này.
VD: Thực hiện phép nhân:
a) 3x2.x3 = 3x5
b) (-4x)(5xy) = -20x2y
c) (-x)(-4xy2) = 2x2y2
Với ví dụ trên, học sinh có thể ôn lại cách thực hiện nhân 2 đơn thức, trong đó, đặc biệt chú ý đến phép nhân hai số cùng dấu, khác dấu.
- Bên cạnh đó, khi sử dụng hằng đẳng thức hay khai triển một tích, học sinh rất dễ nhầm lẫn về dấu hay lẫn lộn các vế của hằng đẳng thức.
VD: a) (x - 2)3 = (x - 2)(x2 + 2x + 4) (sai)
b) x3 – 8 = (x - 2)(x2 + 2x - 4) (sai)
Như vậy, để hạn chế sai lầm của học sinh, giáo viên sẽ sử dụng phấn màu để tập trung sự chú ý của học sinh khi dạy bài mới và giải thích các ví dụ trên lớp như:
(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3
Đồng thời, giáo viên sẽ thường xuyên kiểm tra 7 hằng đẳng thức đáng nhớ đối với học sinh trên lớp.
Sửa bài:
Cách làm đúng.
a) (x - 2)3 = x3 – 6x2 + 12x - 8
b) x3 – 8 = (x - 2)(x2 + 2x + 4)
- Ngoài ra, khi thực hiện phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Phước Hưng
Dung lượng: 172,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)