Kien thuc co ban
Chia sẻ bởi Lê Thanh San |
Ngày 05/05/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: kien thuc co ban thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
1/ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI LÀ MỘT CUỘC CẢI CÁCH TOÀN DIỆN VỀ KT – XÃ HỘI:
a) Bối cảnh:
Trong nước :
- Nước ta đi lên từ một nền KT nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Mục tiêu xây dựng VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Quốc tế :
- Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền KT rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức ba con số.
- Trước năm 1995, Hoa Kỳ thực hiện chính sách cấm vận.
- Cuối thập kỷ 80, đầu 90 của TK XX, hệ thống các nước XHCN tan rã. Thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn.
- Sự phá hoại của các thế lực thù địch.
b) Diễn biến:
- Công cuộc đổi mới manh nha từ năm 1979, đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp.
- Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế – xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c) Thành tựu:
Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới đã qua chặng đường 20 năm (1986 - 2006), đạt được những thành tựu to lớn :
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Trung bình là 6,9%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ chuyển biến rõ nét: hình thành các vùng KT trọng điểm, các khu công nghiệp, vùng chuyên canh nông nghiệp.
- Đạt được thành tựu lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
2/ NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC:
a) Bối cảnh:
- Toàn cầu hóa cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt.
- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995.
- Nước ta đã trở thành thành viên ASEAN từ tháng 7/1995.
- Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007.
b) Thành tựu:
- Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế – khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực ...
- Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới – tăng trưởng TB 17,9% giai đoạn 1986-2005. Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng: lúa gạo, cà phê, thủy sản, hàng tiêu dùng, dầu khí,....
3/ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI:
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Nước ta nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Nằm gần như trung tâm của Đông Nam Á.
Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
- Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ Địa Lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông
1/ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI LÀ MỘT CUỘC CẢI CÁCH TOÀN DIỆN VỀ KT – XÃ HỘI:
a) Bối cảnh:
Trong nước :
- Nước ta đi lên từ một nền KT nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Mục tiêu xây dựng VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Quốc tế :
- Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền KT rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức ba con số.
- Trước năm 1995, Hoa Kỳ thực hiện chính sách cấm vận.
- Cuối thập kỷ 80, đầu 90 của TK XX, hệ thống các nước XHCN tan rã. Thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn.
- Sự phá hoại của các thế lực thù địch.
b) Diễn biến:
- Công cuộc đổi mới manh nha từ năm 1979, đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp.
- Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế – xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c) Thành tựu:
Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới đã qua chặng đường 20 năm (1986 - 2006), đạt được những thành tựu to lớn :
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Trung bình là 6,9%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ chuyển biến rõ nét: hình thành các vùng KT trọng điểm, các khu công nghiệp, vùng chuyên canh nông nghiệp.
- Đạt được thành tựu lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
2/ NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC:
a) Bối cảnh:
- Toàn cầu hóa cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt.
- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995.
- Nước ta đã trở thành thành viên ASEAN từ tháng 7/1995.
- Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007.
b) Thành tựu:
- Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế – khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực ...
- Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới – tăng trưởng TB 17,9% giai đoạn 1986-2005. Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng: lúa gạo, cà phê, thủy sản, hàng tiêu dùng, dầu khí,....
3/ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI:
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Nước ta nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Nằm gần như trung tâm của Đông Nam Á.
Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
- Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ Địa Lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh San
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)