Kiếm tý điểm thôi hh

Chia sẻ bởi Lý Kiều Mai | Ngày 05/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: kiếm tý điểm thôi hh thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


Truyện Ngắn » Lõi Đất

Font Size: 
Tác Giả: Đinh Ngọc Hùng





Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:

    -Phải về lại làng.      Cha tôi bảo với cả nhà. Trừ mẹ còn lại ai cũng hoang mang. Làng nào nữa? Từ khi sinh ra, ngoài đất này, chúng tôi chưa từng nghe cha mẹ nói về nó. Mẹ ngồi im lặng.     - Dù mạt vận cũng phải về. Bán hết- Cha tôi nói như để dứt khoát với chính mình.      Ngày đi cha đi một mình. Ngày về, sau cha là mẹ, ba chúng tôi và bốn mốt con bò. Khi đó anh Sơn tám tuổi, chị Mài bảy tuổi và tôi sáu tuổi.      - Làng đấy! Cha chỉ lùm cây đen thẫm nằm thấp thoáng giữa cánh đồng xa xa.      Khi đến gần đó là một cây đa đại thụ. Sự trở về của năm con người và bốn mốt con bò trở thành sự kiện của làng Gò. Người ta đổ ra xem. Vài người à lên thỏa mãn khi nhận ra cha tôi.      Đêm đầu về làng, gia đình tôi cùng bốn mốt con bò nghỉ ở gò đất lớn đầu làng. Mẹ và chị Mài hạ củi bắc bếp thổi cơm. Lũ bò sau chuyến đi dài nằm ngả ngốn. Mùa tháng mười, sương xuống nhanh, chẳng mấy đã giăng khắp cánh đồng ải trắng. Tôi bị hút vào những ngôi mả vừa sang áo, tấm ván thôi và quần áo cũ vứt la liệt. Anh Sơn bá vai tôi. Không bảo tự dưng hai anh em rùng mình.      Làng tôi nghèo. Đếm khắp lượt không nổi vài gia đình khá giả. Phong cảnh chẳng có gì đặc sắc. Cái duy nhất người làng hay nhắc là ngôi đền thờ bà chúa Sao Sa với tám bia đá ghi danh những người đỗ đạt. Tự dưng tám bia đá biến mất. Sau này dân làng mới biết vợ chồng Độ đã chở về nhà đập nung vôi. Cũng chẳng sao. Ông đồ nho cuối cùng của làng đã mất cách đây tám năm, trong làng còn ai đọc được. Nhìn dãy bia đá sừng sững ở cổng đền, ngó trông uy nghiêm, trạm trổ tinh xảo song cứ như nom vào bức vách. Thành thử nó tồn tại hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống người làng.      Sau tám bia đá, cây đa đại thụ từ thời khai lập làng- Cây đa cha chỉ cho chúng tôi dấu hiệu đầu tiên của làng khi cả gia đình về từ miền ngược- khô cành héo lá. Như mọi năm, mùa đông cây trút lá, đầu xuân lộc biếc đâm chồi, nhưng giờ tới tận hè, cũng chẳng nảy lộc nào. Cuối cùng phải đẵn bỏ, kẻo một dạo nữa cành mục, gió bão rơi vỡ ngói đền.      Một hôm có đoàn khảo cổ về làng. Lúc đó mọi người mới vỡ lẽ, họ muốn khảo cứu tám văn bia cổ. Nếu đúng như văn bản gốc nhà nước sẽ cấp bằng di tích văn hóa. Thôi rồi còn đâu. Tám văn bia giờ đã thành vôi vữa. Đoàn khảo cổ sửng sốt. Họ bảo vùng này còn chứa trong lòng đất vô vàn bí ẩn. Những người già trong làng ồ lên. Thảo nào ngoài đầm sậy, mấy nhà làm ghạch đào được mộ thuyền.      Vợ Độ phát điên. Chẳng biết do lấy tám tấm bia nên bị báo ứng hay điên vì người làng rủa. Khổ nhất là mấy đứa nhỏ, mẹ viện nọ viện kia, bị bỏ như đồ ba vạ. Đi xem thầy bảo: Thánh thần giáng tội. Suốt kiếp cứ lo làm trả nợ. Các thầy cao tay được đón về, bùa chú dán quanh nhà, chuông khánh cúng ma rộn rịch khắp làng. Rồi đền nọ miếu kia kêu cầu, cứ thấy bảo thiêng là tìm đến, hỏi chỉ thấy bảo sắp khỏi. Ai đời vụ cấy, gù lưng được mấy cái mạ, xâm xẩm tối lại lụi cụi nhổ lên.      Người già trong làng than thở từ dạo tám bia đá mất rồi cây đa chết, đất long mạch, đất học của làng bị triệt nên không còn ai đỗ vào đại học. Ngay người ra ngoài làm rạng danh làng xóm cũng không. Dân làng cứ luẩn quẩn quanh với đất làng. Cha tôi nói con cháu hiển đạt đều do mồ mả ông bà phát. Ngày xưa đã có chuyện thù nhau, mời thầy về yểm đất.     Về làng, việc đầu tiên cha tôi làm là bán tám con bò mua lại ngôi nhà cũ, mặc dù nó đổ nát và không xứng ngần ấy. Mẹ tôi xót của, cha tôi gầm lên:     - Dù có phải bán cả gia tài cũng mua.     Ba anh em tôi dạt ra góc vườn để tránh bất cứ thứ gì có thể phang vào đầu khi cha tôi lên cơn thịnh nộ.      Việc thứ hai, ông gọi thợ mổ mổ liền lúc hai con bò mời các họ trong làng. Trong làng có họ Phùng Văn, Trần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Kiều Mai
Dung lượng: 598,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)