Kiểm tra 15'

Chia sẻ bởi Ngô Hiếu Thiện | Ngày 24/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 15' thuộc Đại số 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ

“TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG GIẢNG DẠY THỰC TẾ”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình dạy học việc quan trọng nhất vẫn là đảm bảo kiến thức cho các em. Tuy nhiên với đời sống hàng ngày thay đổi tầm hiểu biết của các em được nâng cao nên bản thân mỗi người Thầy cần phải tìm hiểu, nâng cao kiến thức, trau dồi bản thân, bắt nhịp được các phương pháp dạy học hiện đại. Bên cạnh đó giáo viên luôn luôn phải chú ý đến việc lấy “ học sinh làm trung tâm” nên phải làm thế nào để tiết học không còn nàm chán, tẻ nhạt đặt ra trong mỗi tiết học. Yêu cầu mỗi em phải có sự chuẩn bị bài ở nhà, nghiên cứu trước bài mới. Vì vậy để tạo cho các em sự tìm tòi kiến thức cũng như trong đời sống hàng ngày nên chúng tôi thực hiện chuyên đề “TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG GIẢNG DẠY THỰC TẾ” Thông qua hoạt động TRảI nghiệm giúp các em hợp tác thành nhóm nhỏ mỗi em học sinh đều đóng góp một đơn vị kiến thức thông qua tiết thực hành. Các em được tìm tòi cách làm Giác Kế, cách tạo ra Ê ke đạc. Mỗi nhóm tự làm và tự thực hiện đo một số kết quả ở ngay chính địa phương của các em thông qua sự hướng dẫn kĩ càng của giáo viên. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện học sinh học hỏi lẫn nhau. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Qua thực tế dạy tại Trường bản thân nhận thấy các em còn e ngại, rụt rè. Nên với “phương pháp trải nghiệm sáng tạo” có thể có phần nào giúp các em làm quen trong công việc tự lập của bản thân, có thể trả lời, có thể tổ chức, có thể đặt câu hỏi…dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy việc vận dụng kỉ thuật dạy học mới phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, có tính cá nhân trong hoạt động nhóm là rất cần thiết.
* Phạm vi chuyên đề: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm – trải nghiệm sáng tạo trong thực tế : trong bài dạy “Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn - thực hành”
• Mục đích:
+ Nâng cao hiệu quả giờ dạy, phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong học tập bộ môn toán.
+ Nâng cao hiệu quả trong ứng dụng thực tế.
+ Trải nghiệm cho học sinh đo thực tế các con sông, các cột điện…bằng đồ dùng tự làm.
• Yêu cầu:
+ Học sinh tìm hiểu bài, nắm được cách thức làm việc của dạy học theo phương pháp trải nghiệm sáng tạo.
+ Học sinh tìm hiểu về giác kế và cả nhóm cùng đưa ra phương án làm giác kế (trong vòng 1 tuần)
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuẩn bị các dụng cụ để thực hành.
• Kĩ năng:
+Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng sáng tạo.
+ Kĩ năng giao tiếp theo nhóm, kĩ năng tổ chức nhóm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
a. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong chuyên đề này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức họat động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức.
Dạy học trải nghiệm sáng tạo được hiểu theo cách là mỗi học sinh được tham gia tìm tòi các đơn vị kiến thức, tự tìm tòi và sáng tạo ra những đơn vị kiến thức liên quan trong mỗi tiết học từ đó các em có thể khám phá nhiều hơn ngoài kiến thức được học. Mỗi thành viên trong mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Nếu phát huy tốt phương pháp dạy học “ trải nghiệm sáng tạo“ thì người thầy sẻ thấy được khả năng của mỗi em trong cuộc sống, đồng thời giúp các em cởi mở hơn trong giao tiếp hàng ngày.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hiếu Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)