Kĩ Năng sống

Chia sẻ bởi Nguyễn Vũ Duy Khoa | Ngày 09/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Kĩ Năng sống thuộc Tự nhiên và xã hội 1

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
GV: L� Thanh L�m
1. Phương pháp diễn giảng
* CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Định nghĩa:
Diễn giảng là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng lời nói để trình bày tương đối tỉ mỉ một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học.
Cách thức tiến hành:
1. Xác định mục đích diễn giảng.
2. Chuẩn bị hệ thống ý tưởng cần trình bày.
3. Tìm và nghiên cứu thông tin tư liệu liên quan, điều chỉnh hệ thống ý sau khi nghiên cứu tư liệu, chuẩn bị các ví dụ minh họa càng nhiều càng tốt.
4. Giải thích hoặc trình bày với ngôn ngữ đơn giản và nhiều sự kiện chi tiết minh họa cụ thể.
1. Phương pháp diễn giảng
2. Sử dụng mạng ý nghĩa/ bản đồ ý nghĩa
Định nghĩa:
Mạng ý nghĩa hoặc bản đồ ý nghĩa là một cách thức trình bày bằng đồ họa các ý nghĩa liên quan đến một từ hay một khái niệm nào đó. Các phương tiện có tính chất đồ họa là: sơ đồ, bảng đồ, bảng biểu, biểu đồ
Các bước tiến hành:
1. Cho học sinh biết lớp sẽ cùng nhau tạo ra một mạng ý nghĩa là một bản đồ nghĩa của từ và những mối quan hệ.
2. Viết những ý kiến của học sinh quanh từ và nhóm chúng lại theo mối quan hệ tương đồng và kết nối những điểm cùng loại bằng một đường thẳng.
3. Gợi ý thêm một số đặc điểm khác về khái niệm/đối tượng, những đặc điểm mà học sinh chưa nghĩ tới.
2. Sử dụng mạng ý nghĩa/ bản đồ ý nghĩa
Các bước tiến hành:
4. Khi các ý kiến đã hết, đề nghị học sinh đặt tiêu đề cho các nhóm ý tưởng đã được hình thành. Đưa ra vài ba đề nghị và trao đổi, thuyết phục học sinh đấy là những tiêu đề/tên gọi thích hợp nhất.
5. Tiếp tục cho học sinh tìm hiểu để đưa thêm ý tưởng về khái niệm/đối tượng đang nghiên cứu…
2. Sử dụng mạng ý nghĩa/ bản đồ ý nghĩa
Định nghĩa:
Đàm thoại gợi mở gọi tắt là đàm thoại là một phương pháp dạy học trong đó thầy và trò cùng xây dựng bài giảng (hoặc một phần) bàng cách giáo viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh đạt được những kiến thức và kĩ năng cần đạt trong bài. Do vậy phương pháp đàm thoại cũng là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo phương pháp hợp tác.
3. Đàm thoại gợi mở
Cách thức tiến hành:
1. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi.
2. Tổ chức cho học sinh làm việc với câu hỏi
3. Đàm thoại gợi mở
4. Làm mẫu

Định nghĩa:
Làm mẫu là phương pháp trình bày kiến thức về cách thức thực hiện một việc gì đó bằng cách biểu diễn hệ thống các thao tác thực hiện cụ thể để người học có thể quan sát, bắt chước, lĩnh hội và làm theo.

4. Làm mẫu

Cách thức tiến hành:
1. Giới thiệu kĩ năng cần thực hành và mục tiêu rèn kĩ năng ấy.
2. Trưng bày và liệt kê các vật dụng cần thiết nếu cần.
3. Làm mẫu từng bước kết hợp với giảng giải.
4. Làm mẫu lại giải thích cặn kẽ từng bước (nếu cần).

4. Làm mẫu

Cách thức tiến hành:
5. Trao đổi, cho phản hồi.
6. Để học sinh tự thực hiện thao tác.
7. Trao đổi cho phản hồi: Học sinh cảm thấy khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện, ở điểm nào, vì sao? Học sinh có thể sử dụng điều này trong những nhiệm vụ học tập khác không trong cuộc sống không?

5. Phương pháp động não
Định nghĩa:
Phương pháp động não là cách thức dạy học trong một thời gian ngắn nảy sinh và xem xét nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
5. Phương pháp động não
Các bước thực hiện:
1. Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh rõ ràng.
2. Viết trọng tâm cần động não lên bảng rồi gạch dưới hay khoanh tròn nó.
3. Yêu cầu học sinh phát biểu và lắng nghe người khác nói để không đưa ra những ý tưởng trùng lắp.
5. Phương pháp động não
Các bước thực hiện:
4. Khi học sinh đưa ra được một ý thì đề nghị người kế tiếp.
5. Khi lớp hết ý kiến, yêu cầu các em kiểm tra lại danh mục các ý để đảm bảo các ý đều thích hợp, có thể hủy bỏ những ý tưởng không phù hợp.
6. Tổng hợp các ý tưởng và cho học sinh sử dụng các danh mục như nguồn tư liệu đã định.
Định nghĩa:
Giảng dạy hội thoại là một chiến lược dạy học trong đó một cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh được tạo ra nhằm giúp học sinh phát triển các kĩ năng tiên đoán, làm sáng tỏ vấn đề, đặt câu hỏi và tóm tắt. Học sinh dần dần đảm nhiệm vai trò đặt câu hỏi của giáo viên.
6. Giảng dạy hội thoại
Các bước thực hiện:
1. Tiên đoán:Tập trung vào tựa bài, các tiêu đề, tranh ảnh,…Cho học sinh nói lên suy nghĩ và tiên đoán của mình.
2. Làm sáng tỏ vấn đề: Giáo viên đặt câu hỏi cảm thấy học sinh khó hiểu và khuyến khích các em trả lời.
3. Đặt câu hỏi: Câu hỏi tức thì (học sinh trả lời ngay), câu hỏi tìm kiếm và tìm thấy (học sinh hiểu ý nghĩa thì trả lời mới được), câu hỏi ngoài văn bản (câu trả lời không có trong văn bản nhưng liên quan đến bài học)
6. Giảng dạy hội thoại
Các bước thực hiện:
4. Tóm tắt:
- Tóm tắt nội dung bài trong một vài câu.
- Tóm thật nhanh và chuẩn bị cho phần kế tiếp.

6. Giảng dạy hội thoại
Định nghĩa:
Giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia vào quá trình giải quyết một vấn đề do giáo viên đặt ra và thông qua quá trình giải quyết vấn đề ấy học sinh tự mình khám phá ra kiến thức cần học tập và lĩnh hội một số kĩ năng học tập, ngôn ngữ và kĩ năng xã hội liên quan.
7. Giải quyết vấn đề
Cách thức thực hiện:
1. Nêu tình huống có vấn đề hay tình huống giả định.
2. Học sinh tìm hiểu, xác định vấn đề.
3. Hệ thống những công việc hay hệ thống câu hỏi để học sinh giải quyết vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Học sinh thể hiện sản phẩm hoặc kết quả hoạt động.
5. Đánh giá kết quả



7. Giải quyết vấn đề
Định nghĩa:
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học thể hiện rõ nét quan điểm tích hợp trong dạy học. Với phương pháp dạy học này, học sinh sẽ được thực hiện một đề án mà nội dung của nó là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn gắn với đời sống cộng đồng. Đề án này cho phép học sinh vận dụng nhiều loại kiến thức kĩ năng có liên quan đến đề tài dự án.
8. Dạy học theo dự án
Các bước thực hiện:
1. Bắt đầu gieo vào tâm trí học sinh một sản phẩm cần thực hiện.
2. Học sinh nghiên cứu và đề ra kế hoạch thực hiện.
3. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện cho đến hoàn thành nhiệm vụ.
8. Dạy học theo dự án
9. Luyện tập thực hành

Định nghĩa:
Luyện tập thực hành là tiến trình tổ chức các hoạt động ứng dụng nhằm giúp học sinh nắm vững tri thức lí thuyết hoặc phát triển những kĩ năng học tập cụ thể nào đó.
9. Luyện tập thực hành
Cách thức thực hiện:
1. Xác định kĩ năng cần cho học sinh thực hành và nội dung tri thức liên quan hỗ trợ việc rèn kĩ năng.
2. Xác định các bước thực hiện rèn luyện và hình thức học tập (lớp, nhóm, cá nhân, thẻ chữ, tranh ảnh, trò chơi,…)
3. Tìm hoặc xây dựng các phương tiện thực hành: phiếu bài tập, bảng nhóm,…
9. Luyện tập thực hành
Cách thức thực hiện:
4. Nêu yêu cầu thực hiện, làm mẫu, trao đổi rút ra cách thức thực hiện.
5. Cho học sinh thực hành theo hình thức và với phương tiện đã định.
6. Học sinh phản hồi, trao đổi nhận xét kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm thực hành.




10. Sắm vai
Định nghĩa:
Phương pháp sắm vai là một dạng luyện tập thực hành đặc biệt, trong đó học sinh giả vờ nhập những vai nhân vật để thể hiện các lời thoại trong một tình huống thực tế đời sống. Qua đó, học sinh hình thành hoặc củng cố những kiến thức hoặc phát triển những kĩ năng học tập. Đây cũng được xem là một dạng trò trò chơi học tập.




10. Sắm vai
Cách thức thực hiện:
1. Xác định mục đích của trò chơi sắm vai.
2. Lựa chọn hoặc đưa ra một tình huống cụ thể phù hợp với nội dung và mục đích đã xác định.
3. Giao bài tập cho nhóm, để học sinh tự giác tìm hiểu tình huống, chủ động phân công và sáng tạo các lời thoại cũng như cử chỉ điệu bộ.
4. Mỗi tình huống có thể cho nhiều nhóm cùng diễn để có thể so sánh các cách thể hiện, giải quyết khác nhau.




10. Sắm vai
Cách thức thực hiện:
5. Có thể cho một vài nhóm học sinh khác đóng vai người quan sát và nhận xét.
6. Giáo viên đóng vai trò khán giả và người nhận xét đánh giá.
7. Giáo viên tổ chức tổng kết, đánh giá, chọn cách diễn, cách giải quyết tình huống hay nhất, hợp lí nhất.
11.Trò chơi hóa
Định nghĩa:
Trò chơi hóa là cách thức giáo viên tổ chức họt động học tập của học sinh bằng cách thiết kế các hoạt động học tập thành những loại hình trò chơi khác nhau nhằm tạo cơ hội cho các em củng cố hay phát triển những kiến thức hoặc kĩ năng học tập một cách vui tươi nhẹ nhàng.
11.Trò chơi hóa
Các bước thực hiện:
1. Sử dụng câu hỏi để kiểm tra mức độ nhận thức của các em.
2. Giáo viên chọn hoặc thiết kế trò chơi phù hợp với trình độ phát triển của học sinh.
3. Chuẩn bị “đồ chơi”, tức phương tiện, điều kiện để chơi, phục vụ cho việc vui chơi và tổ chức trò chơi.
4. Cách thức chơi cần được diễn đạt dưới dạng chuỗi các bước mà học sinh cần thực hiện.

11.Trò chơi hóa
Các bước thực hiện:
5. Tổ chức cho học sinh chơi: nêu yêu cầu cần thực hiện, chuẩn bị đánh giá, thời gian chơi. Đảm bảo cho nhiều học sinh chơi (nhóm nhỏ là tốt nhất).
6. Tổng kết, đánh giá, cho nhận xét phản hồi.


12.Thảo luận nhóm
Định nghĩa:
Phương pháp thảo luận nhóm là cách tổ chức các hoạt động theo phương thức hợp tác trao đổi với các thành viên lớp học. Cách thức này là một con đường thể hiện rõ nét quan điểm “hướng vào người học” và quan điểm sư phạm tương tác – giao tiếp
12.Thảo luận nhóm
Cách thức thực hiện:
1. Vấn đề đưa ra học sinh đã có ít nhiều có kinh nghiệm, hiểu biết cũng như kĩ năng liên quan.
2. Vấn đề đặt ra mỗi cá nhân không đủ khả năng để hoàn thành.
3. Giáo viên muốn thu nhiều ý kiến khác nhau của học sinh về một vấn đề.
4. Tập trung phát triển một số kĩ năng nói, nghe, lập luận,…cho học sinh.
13. Thực hành giao tiếp
Định nghĩa:
Thực hành giao tiếp là phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích học sinh vận dụng ngôn ngữ đã biết một cách tự do và sáng tạo thông qua các bài tập tình huống giao tiếp đa dạng cụ thể. Phương pháp này sử dụng sau khi học sinh đã nắm lí thuyết, hoặc đã được luyện tập theo mẫu dưới sự giám sát chặt chẽ của giáo viên.
13. Thực hành giao tiếp
Các bước thực hiện:
1. Giáo viên tạo tình huống giao tiếp.
2. Hướng dẫn học sinh định hướng giao tiếp: nói về cái gì, nói cho ai, nói để tạo những tác động gì.
3. Học sinh lưa chọn kĩ năng giao tiếp và ngôn ngữ thích hợp.
4. Học sinh thể hiện giao tiếp theo hình thức đơn thoại trong hoạt động học tập theo cặp hay nhóm.
5. Giáo viên và học nhận xét đánh giá

Kiến thức/hiểu biết: về tiếng Việt, văn học và thế giới (văn hóa, xã hội, con người, tự nhiên, môi trường…)
Kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết…(hiểu, diễn đạt, tạo lập quan hệ, tạo lập văn bản, thể hiện tình cảm ý nghĩ, thái độ, thông báo, chia sẽ thông tin…)
Kĩ năng tư duy: quan sát, nhận biết, chọn lọc, truy cập vận dụng kinh nghiệm, phân tích, so sánh đối chiếu, tổng hợp, suy luận, phán đoán, ra quyết định, kết luận, giải quyết vấn đề.
Hứng thú với tiếng Việt, ý thức quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phẩm chất tình cảm và giá trị nhân cách.


* MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TÍCH HỢP CỦA MÔN TIẾNG VIỆT, TỰ NHIÊN-XÃ HỘI, ĐẠO ĐỨC:
* Tóm lại:
Rèn kĩ năng sống cho học sinh là thông qua mạng hoạt động (nội dung kiến thức, phương tiện học tập, không gian học tập, cách thức tổ chức

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC (YÊU CẦU CẦN ĐẠT)
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC (CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC)
*Cấu tạo của kế hoạch bài học:
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Khám phá
b. Kết nối
c. Thực hành
d. Vận dụng
Xin cảm ơn
sự hợp tác của Quý thầy cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Vũ Duy Khoa
Dung lượng: 331,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)