Khúc hát quê hương

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Nga | Ngày 05/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: khúc hát quê hương thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC
HOẠT ĐỘNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: KHÚC HÁT QUÊ HƯƠNG
Nội dung trọng tâm: Nghe hát “ Quê hương ba miền”
Nội dung kết hợp: -Vận động theo nhạc: Nổi trống lên các bạn ơi!
- Trò chơi: Ai đoán giỏi.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, biết vận động vỗ tay theo phách, múa minh họa theo lời bài hát.
- Trẻ cảm nhận được bài hát “ Quê hương ba miền”, biết vận động minh họa cùng cô.
- Trẻ biết được tên một số danh lam thắng cảnh và trang phục của từng miền.
- Trẻ biết được tên gọi và âm thanh của một số nhạc cụ qua trò chơi “ Ai đoán giỏi”
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
- Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, hát rõ lời ca.
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc, kỹ năng nghe và phân biệt các âm thanh.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết quý trọng và bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, bài giảng điện tử.
- Hình ảnh một số danh lam thắng cảnh của ba miền Bắc- Trung – Nam
- Nhạc bài hát: Quê hương ba miền”, “ Nổi trống lên các bạn ơi”
- Trang phục cho cô và trẻ.
- Hình ảnh và âm thanh của một số nhạc cụ.
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Xin chào các bạn nhỏ từ mọi miền của Tổ quốc đã về đây vui hội “Khúc hát quê hương”.
- Cô xin giới thiệu:
- Đại diện cho miền Bắc đó là các bạn đến từ Thủ Đô Hà Nội
- Đại diện cho miền Trung là các bạn đến từ miền đất đỏ Tây Nguyên
- Đại diện cho miền Nam đó là các bạn đến từ Nam Bộ.
- Một tràn pháo tay thật to để chào đón sự hiện diện của các đội.
- Trẻ hát và vận động bài dân ca “ Lý thượng”
- Vừa rồi c/c hát bài dân ca của miền nào vậy?
- Các con ơi! Mỗi miền đều có những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng, có các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh và những phong tục tập quán khá nhau.
- Vậy trong buổi vui hội hôm nay, cô muốn các con hãy tự giưới thiệu về quê hương của mình. Nào xin mời các con!
- Đại diện của từng đội lên giới thiệu về quê hương của mình.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Thật là tuyệt phải không các con? Với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của 3 miền Bắc – Trung – Nam và càng đẹp hơn với những trang phục sắc màu mà các bạn nhỏ đã mang đến với hội vui hôm nay. Cô muốn các con hãy trình diễn những bộ trang phục truyền thống của quê hương mình để lễ hội thêm rộn ràng nhé!
- Mở đầu là phần trình diễn của các bạn đến từ miền Bắc với bộ trang phục nữ áo dài tứ thân, nam áo dài khăn đóng, một nét đẹp mặn mà, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tiếp theo là phần trình diễn của các bạn đến từ miền đất đỏ tây nguyên với những bộ trang phục thổ cẩm, thể hiện một sức sống thật mạnh mẽ và hùng hồn của dân tộc ta.
- Cuối cùng là phần trình diễn thời trang của các bạn miền Nam với trang phục áo bà ba quen thuộc mang đậm tình quê hương.
- Một tràn pháo tay thật to để chúc mừng các đội đã hoàn thành xong phần trình diễn trang phục truyền thống của mình.
* Nghe hát: Quê hương ba miền
- Chúng ta vừa được chiêm ngưỡng những bộ trang phục thật tuyệt đẹp của 3 miền và được du lịch qua màn ảnh nhỏ với những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của quê hương 3 miền Bắc – Trung – Nam. Những hình ảnh đẹp đó được nhạc sĩ Thanh Sơn khắc họa bằng lời ca thật tha thiết trữ tình thể hiện qua ca khúc “ Quê hương ba miền”. C/c cùng lắng nghe giai điệu bài hát này nhé!
- Cô cho trẻ nghe và cảm nhận giai điệu bài hát “ Quê hương ba miền”.
- Giai điệu bài hát thật hay, sau đây cô sẽ thể hiện ca khúc này, c/c cùng lắng nghe nhé!
- Cô hát lần 1, thể hiện cảm xúc qua giai điệu bài hát.
- Vừa rồi c/c được nghe bài hát gì? Tác giả của bài hát là ai?
- Nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)