Khối cầu, khối trụ

Chia sẻ bởi Vũ Thị Ngọc Thúy | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: khối cầu, khối trụ thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Đề tài: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ

MỤC TIÊU
Trẻ nhận biết và gọi tên khối cầu, khối trụ. nói được điểm giống và khác nhau của khối cầu, khối trụ.
Trẻ so sánh được điểm giống và khác nhau của khối cầu, khối trụ bằng các kĩ năng sờ mặt bao, lăn khối, xếp chồng để nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ.
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động nhận biết, phân biệt khối cầu khối trụ.
CHUẨN BỊ
Khối cầu, khối trụ.
Một số đồ dùng đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Cô tập trung trẻ cho trẻ quan sát quả địa cầu và đàm thoại:
Cô có gì đây?
Con biết gì về quả địa cầu này?
Quả địa cầu này có dạng gì?
Hôm nay cô cũng muốn giới thiệu cho các con một khối giống như quả địa cầu này đó gọi là khối cầu.
Cô cho trẻ lại lấy cho mình một rổ đồ dùng rồi về chỗ.
Phân biệt khối cầu, khối trụ.
Khối cầu
Cô cho trẻ chọn khối cầu và hỏi:
Con có biết gì về khối cầu?
Cô cho trẻ khảo sát khối (sờ mặt bao của khối, lăn khối, đặt chồng lên nhau)
Khi sờ vào mặt khối cầu con cảm thấy thế nào?
Con có nhận xét gì về khối cầu? Cho trẻ lăn khối cầu.
Vì sao khối cầu lăn được mọi phía?
Hai khối cầu có chồng lên nhau được không? Vì sao?
Cô chính xác lại
Khối trụ
Cô yêu cầu trẻ lấy khối trụ và hỏi:
Cô cho trẻ tiến hành khảo sát khối.
Khi sờ vào khối trụ con cảm thấy như thế nào?
Con đặt nằm khối trụ xuống đất và lăn thử, có lăn được không? Vì sao?
Khối trụ đặt đứng có lăn được không? Vì sao?
Khối trụ lăn được về mấy phía?
Hai khố trụ có chồng lên nhau được không? Vì sao?
Cô chính xác lại
So sánh khối cầu, khối trụ
Khối cầu và khối trụ giống và khác nhau ở điểm nào?
Cô chính xác lại:
Giống nhau: Cả hai khối đều có mặt bao cong và lăn được.
Khác nhau: Khối cầu lăn được mọi phía, không chồng lên nhau được; Khối trụ có mặt bao xung quanh cong và có 2 đầu phẳng, lăn được về 2 phía, khi đặt đứng chồng lên nhau được.
Cô cho trẻ nhắc lại, tuyên dương chuuyển chuyển hoạt động.
Trò chơi “Ai thông minh”
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
Cách chơi: trẻ cầm một khối trong tay, vừa đi vừa hát khi nghe cô nói “Tìm khối, tìm khối” trẻ đáp lại “Khối gì, khối gì”, cô nêu đặc điểm khối, trẻ nào cầm đúng đặc điểm khối cô nêu thì chạy vào trong nhà và nêu tên khối. Trẻ nào thực hiện sai sẽ phải nhảy lò cò.
Trò chơi “Ai tinh mắt”
Cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp xem có đồ vật nào ở dạng khối cầu, đồ vật nào ở dạng khối trụ. Ngoài những đồ vật này trong lớp có dạng khối cầu khối trụ ra con còn biết những đồ vật nào khác ở nhà con có dạng khối cầu khối trụ nữa không.
Trò chơi “Đội nào giỏi hơn”
Cô giới thiệu tên trò chơi
Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, đứng sau vạch xuất phát. Phía trước mỗi đội là 1 rổ đựng các đồ dùng có dạng khối và 2 rổ khác màu không đựng gì. Khi nghe hiệu lệnh của cô bạn đầu hàng của mỗi đội sẽ chạy nhanh lên rổ đựng đồ dùng của đội mình lấy đồ dùng có dạng khối theo yêu cầu của cô bỏ vào rổ của đội mình rồi chạy về cuối hàng (đồ dùng có dạng khối cầu để riêng một rổ, đồ dùng có dạng khối trụ để riêng 1 rổ). Bạn tiếp theo thực hiện hành động tương tự, như thế cho đến hết giờ đội nào lấy được nhiều đồ dùng có dạng khối đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó chiến thắng.
Luật chơi: mỗi lần chạy lên chỉ được lấy 1đồ dùng theo yêu cầu; Bạn chạy về thì bạn tiếp theo mới được chạy lên.
Cô tổ chức cho trẻ chơi, trong quá trình trẻ chơi cô bao quát trẻ.
Cô cho trẻ hát bài “Trái đát này là của chúng mình”

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Ngọc Thúy
Dung lượng: 18,90KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)