Khoa hoc 5 NGUYÊN CỨU KGOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ SỮA (1)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Gái | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: khoa hoc 5 NGUYÊN CỨU KGOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ SỮA (1) thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUY AN
TRƯỜNG MẦM NON AN NINH ĐÔNG





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG


Tên đề tài:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI TRẺ 5 TUỔI.






NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ GÁI
LỚP: MẪU GIÁO LỚN D PHÚ LƯƠNG










Mục lục
Nội dung Trang
I. Tóm tắt: 2
II. Giới thiệu: 2
1. Giải pháp thay thế 3
2. Vấn đề nghiên cứu 4
3. Giả thuyết nghiên cứu 5
III. Phương pháp 5
1. Khách thể nghiên cứu 5
2. Thiết kế nghiên cứu 5
3. Quy trình nghiên cứu 6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 7
IV. Phân tích dữ liệu 7
V. Kết luận và kiến nghị 9
1. Kết luận 9
2. Kiến nghị 9
Tài liệu tham khảo 10
Phụ lục 11
















I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tôi nghiên cứu đề tài hoạt động “Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái l, h, k” để khảo sát mức độ hình thành sự nhận biết của trẻ về mặt chữ cái và việc giáo dục phát triển toàn diện của trẻ, nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi một cách chính xác, để trẻ sớm hình thành phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, qua đó giáo dục trẻ hiểu biết, có kiến thức vững vàng cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
Tôi nghiên cứu chữ cái l, h, k chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Thông qua hoạt động “Trẻ nhận biết chữ cái l, h, k”, tôi chọn lớp mẫu giáo lớn Phú Lương B và lớp mẫu giáo lớn Phú Lương C nơi tôi đang giảng dạy để nghiên cứu, tôi chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Hoạt động làm quen chữ cái vô cùng phong phú và cần thiết đối với trẻ mầm non. Muốn tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo của chữ cái, giáo viên cần tổ chức hoạt động này một cách đa dạng phong phú, với các loại tranh ảnh, mô hình, tạo ra những sáng kiến mới, để tạo sự hấp dẫn, sự nhận biết các nét chữ, so sánh được nét chữ cái một cách linh hoạt sáng tạo, hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu khi trẻ đi học ở trường mầm non. Thông qua hoạt động “làm quen chữ cái” trẻ được nhận thức về các mặt chữ, phát âm rõ ràng, tô trùng khít các nét chữ. Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh và nhận biết mặt chữ.
Nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái l, h, k” để trẻ có tư duy và nhận biết tốt chữ cái. Sau khi điều tra khảo sát mứt độ hình thành của trẻ, tôi ghi chép lại một cách trung thực chính xác khả quan rõ ràng của lớp mẫu giáo lớn Phú lương B và lớp mẫu giáo lớn Phú Lương C - Trường mầm non An Ninh Đông.
Kết quả cho ta thấy tác động ảnh hưởng rõ rệt kết quả kiểm tra trước tác động: Nhóm đối chứng điểm trung bình là: 6,85; Nhóm thực nghiệm là: 6,9. Kết quả kiểm tra sau tác động: Nhóm đối chứng là: 7,9; Nhóm thực nghiệm là: 8,85.
Phép kiểm chứng T-test P = 0,001 < 1,13 có ý nghĩa. Điều đó cho ta thấy việc thực hiện đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái l, h, k” là thiết thực, có hiệu quả.
II. GIỚI THIỆU:
Trường Mầm non xã An Ninh Đông là một trường ven biển, các lớp đa số đều sống ở vùng khó khăn, không tiếp cận nhiều với các hoạt động học tập, vui chơi như các trẻ ở thành. Phụ huynh đa số là nông dân nên ít quan tâm đến việc học của con mình, nên việc nhận biết chữ chữ cái của trẻ rất chậm. Qua đó tôi chọn lớp mẫu giáo lớn C Phú Lương để nghiên cứu sử dụng theo phương pháp mới để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giáo viên lấy trẻ làm trung tâm, tác động đến trẻ về mọi mặt, ý thức, tình cảm, hành vi để giúp trẻ phát triển toàn diện, nhất là tầm mở rộng tầm quan sát xung quanh trẻ diễn ra hàng ngày.
Để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Gái
Dung lượng: 1,48MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)