Kham pha xa hoi 4 tuoi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: kham pha xa hoi 4 tuoi thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

TỔ CHỨC KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

I.Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mầm non trong Chương trình Giáo dục mầm non.
- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh.
- Phát triển các năng lực nhận thức để trẻ có thể tự phát hiện vấn đề, tích luỹ kiến thức và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.
- Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thiên nhiên.và xã hội.
Nội dung giáo dục nhằm phát triển nhận thức cho trẻ bao gồm:
+ Khám phá khoa học
+ Khám phá xã hội
+ Làm quen với toán
II. Khám phá khoa học
Khái niệm khám phá khoa học
Khám phá khoa học: Phát hiện ra các điều bí mật, ẩn dấu: Khám phá những
điều bí ẩn của tự nhiên, những điều mới lạ của tự nhiên.
Khám phá khoa học đối với trẻ mầm non: Quá trình trẻ tìm hiểu, tích cực tham
gia hoạt động thăm dò, quan sát, xem xét, phỏng đoán, thảo luận về sự vật và hiện tượng xung quanh.
Thí nghiệm: Làm thí nghiệm theo những điều kiện nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh một vấn đề gì đó.
Thực nghiệm: Tạo ra những biến đổi nhất định của sự vật để xem xét những hiện tượng nào đó hoặc kiểm tra tính đúng sai của các lý thuyết, của những ý kiến, gợi ý mới.
Trải nghiệm: Đã từng sống, từng biết về những vấn đề đó.
Tóm lại: Là sự tổ chức hoạt động tạo ra tình huống và quan sát trẻ đi tới kết luận nhất định.
Mục đích: Cung cấp thông tin cho trẻ về thế giới quanh.
Đáp ứng nhu cầu của trẻ: luôn muốn tìm kiếm câu trả lời nguyên nhân xẩy ra sự việc.
Rèn cho trẻ một số kỹ năng tư duy.

2. Những kỹ năng nhận thức cơ bản cần thiết rèn cho trẻ khi tham gia hoạt động khám phá:
2.1. Quan sát: Có khả năng quan sát 1 hoặc nhiều đối tượng cùng 1 lúc.Biết sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.
VD: Quan sát sự phát triển của hạt cây khi gieo, phát triển của củ hành tây khi trồng trong cốc…Trẻ nhìn, sờ,
+ Tìm hiểu về một đối tượng
MG lớn: Cho trẻ quan sát, tự phát hiện dấu hiệu đặc trưng, giải quyết tình huống có vấn đề, phát hiện, nhận xét mối quan hệ của đối tượng. Kích thích trẻ phán đoán, suy luận.
+ Tìm hiểu về nhiều đối tượng:
Nhận biết từ 4 – 6 đối tượng, so sánh 2 – 3 cặp đối tượng.
Áp dụng trong trường hợp khi trẻ đã tích luỹ được vốn kiến thức tương đối đầy đủ, chính xác, sử dụng nhiều trò chơi, bài tập
2.2. So sánh, phân loại:
- So sánh: Tìm hiểu đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng, lựa chọn và xếp các đối tượng theo các đặc điểm giống nhau.
VD: So sánh sư tử và hổ:
- Phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo 1 hoặc 2 dấu hiệu, có thể cho trẻ phân loại theo dấu hiệu cho trước, có thể cho trẻ tự chọn dấu hiệu phân loại (Cúc áo: 2 lỗ, 4 lỗ, hình tròn, ô van, vuông, chữ nhật, các màu, nhựa, đá, nhôm…) để tạo thành các nhóm có dấu hiệu chung.
2.3. Đo lường: Dùng thước đo đo nhiều đồ vật, ghi lại kết quả đo để so sánh, dùng cân để nhận biết vật nặng nhẹ, xem đồng hồ để biết thời gian, đo nhiệt độ và có thể sắp xếp đối tượng theo các quy luật nhất định (To dần, nhỏ dần, theo mẫu)
2.4. Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát để đưa ra nhận xét và suy ra điều mà trẻ chưa nhìn thấy.
Phán đoán: Đưa ra dự báo hợp lý hoặc ước lượng dựa trên kết quả quan sát, kinh nghiệm, kiến thức mà trẻ đã có.
VD: Trẻ nhìn thấy một ít nước cạnh tủ lạnh, nước lạnh. Trẻ phán đoán có ai đó lấy nước đá đánh rơi trên sàn. Cùng lúc đó trẻ nhìn thấy chị đang uống nước, đoán là chị đã đánh rơi nước trên sàn. Nếu không tưới nước cây sẽ chất

2.5. Giao tiếp, trao đổi thông tin, mô tả bằng lời hoặc hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, ký hiệu: VD: Ghi lại nhiệt độ các ngày trong tuần.bằng nhiều cách.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: 116,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)