Kế hoạch hoạt động LQVT: Ghép thành cặp các đối tượng có liên quan (5-6 tuổi)

Chia sẻ bởi Mai Thị Ái Phương | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Kế hoạch hoạt động LQVT: Ghép thành cặp các đối tượng có liên quan (5-6 tuổi) thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(Thao giảng đợt 1. Năm học 2014 – 2015)

Chủ đề: Gia đình
Chủ đề nhánh: Đồ dùng gia đình
Hoạt động: Làm quen với Toán
Đề tài: Ghép thành cặp các đối tượng có liên quan
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Người thực hiện: Mai Thị Ái Phương
Ngày thực hiện: Ngày 10/11/2014

1. Mục đích – yêu cầu:
a. Kiến thức
- Nhận biết được các cặp đồ dùng có liên quan đến nhau như: quần- áo, giày – tất, khoá – chìa khoá…
- Nhận biết công dụng của một số đồ dùng trong gia đình.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tạo thành cặp 2 đối tượng có liên quan đến nhau.
- Rèn kĩ năng nghe, nói và sử dụng câu.
c. Thái độ:
- Biết quý trọng và giữ gìn cẩn thận các đồ dùng trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh các cặp đồ dùng có liên quan: Lọ hoa – hoa, khoá – chìa khoá, búa - đinh
- Lô tô mảnh ghép các cặp đồ dùng có liên quan.
3. Phương pháp:
- Đàm thoại, luyện tập, trò chơi.
4. Thực hiện:
a. Ổn định:
- Đội hình: ngồi 3 hàng ngang
- Cô cho cả lớp đọc thơ “Cái bát xinh xinh”
- Trò chuyện với trẻ về bài thơ và các đồ dùng trong gia đình:
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Cái bát dùng để làm gì?
+ Trong gia đình còn có những đồ dùng nào nữa?
- Cô gọi 2 -3 trẻ kể về các đồ dùng trong gia đình mình.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn nhận biết, gọi tên một số đồ dùng trong gia đình.
- Cô giảng giải: Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của chúng ta như: đồ dùng để ăn (chén, muỗng, đũa, nồi…), đồ dùng để uống (ly, ấm trà…), đồ dùng cá nhân ( quần, áo, giày….), đồ dùng bằng gỗ (giường, tủ , bàn, ghế…), đồ dùng sử dụng điện (tivi, tủ lanh, máy giặt, quạt điện…), phương tiện đi lại (xe máy, xe đạp, ô tô…) và rất nhiều đồ dùng khác nữa.
- Cô cho trẻ gọi tên các đồ dùng được trình chiếu.
- Cô hỏi: Các con phải sử dụng đồ dùng như thế nào?
- Cô giáo dục: Để có được những đồ dùng trên, bố mẹ phải làm việc, kiếm tiền vất vả để mua sắm được. Vì vậy, khi sử dụng đồ dùng, các con phải sử dụng đúng cách, đúng chức năng của chúng. Phải giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, cất và sắp xếp gọn gàng, đúng chỗ ngay sau khi sử dụng xong.
Ngoài ra, đối với các đồ dùng sử dụng điện, đồ dùng sinh nhiệt hoặc những đồ dùng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm nên các con tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà nên nhờ người lớn giúp đỡ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ ghép thành cặp các đối tượng có liên quan
- Cô dẫn dắt: “Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng có thể ghép thành bạn với nhau, hôm nay cô mời cả lớp mình cùng tìm xem trong gia đình có những đồ dùng nào có thể ghép bạn với nhau và vì sao nhé”.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đôi bạn” và chuyển đội hình chữ u
- Cô hỏi kèm hình ảnh: + Bài thơ nói đến đôi bạn nào? (Khoá – chìa khoá)
+ Vì sao khoá và chìa khoá lại có thể ghép bạn với nhau?
- Cô giải thích: “Chúng ta thường dùng khoá và chìa khoá để khoá/ mở cửa nhà mình, đảm bảo an toàn, tránh kẻ gian xâm nhập khi chúng ta đi vắng. Khoá và chìa khoá có mối liên quan với nhau nên được ghép thành đôi bạn. Ngoài ra trong gia đình còn có rất nhiều đồ dùng nữa có thể ghép thành đôi bạn, mời các con cùng đoán nhé”
- Cô đọc câu đố: Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lì để bé học chăm?
- Cô đưa hình ảnh: Cái bàn
- Cô cho trẻ dự đoán đồ dùng nào có thể ghép bạn với cái bàn?
- Cô hỏi trẻ: Bàn và ghế có liên quan như thế nào với nhau? Vì sao lại ghép bàn – ghế?
- Cô giải thích: Chúng ta dùng ghế để ngồi học hoặc ăn trên bàn.
- Cho cả lớp nhắc lại: Cái bàn ghép với cái ghế
- Thực hiện tương tự với các cặp đồ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Ái Phương
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)