Kế hoạch giáo dục của tổ chồi - lá
Chia sẻ bởi đào mai trang |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: kế hoạch giáo dục của tổ chồi - lá thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN
TRƯỜNG MẦM NON PHÙ MỸ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phù Mỹ, ngày 15 tháng 09 năm 2013
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
NĂM HỌC 2013 -2014
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1. Thuận lợi :
Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của phòng giáo dục Cát Tiên
Năm học 2012- 2013 là năm thứ 5 trường Mầm Non Phù Mỹ thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Đa số CBGV có kinh nghiệm thực hiện chương trình..
Có sân chơi, vườn trường, các phòng lớp rộng rãi, đảm bảo diện tích, điều kiện cho trẻ hoạt động.
Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, hội phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Khó khăn :
Một số giáo viên mới, lớn tuổi chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO :
Tổng số lớp thực hiện chương trình giáo dục Mầm non gồm: 6 lớp mẫu giáo .
STT
Tên nhóm/lớp
Giáo viên phụ trách
Sĩ số học sinh
Ghi chú
1
Chồi 1
Mã Thị Lệ
Nông Thị Huế
29
2
Chồi 2
Mai Bích Thủy
Lê Thị Tựa
30
3
Chồi 3
Nguyễn Thị Nhung
Lê Thị Lựa
29
4
Lá 1
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Nguyễn Thị Thanh Huyền
28
5
Lá 2
Nguyễn Thị Yến
Trần Thị Tâm
28
6
Lá 3
Nguyễn Thị Hải Yến
Tô Thị Minh Thư
30
Dựa vào sách chương trình Gíáo Dục Mầm Non và hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo Dục Mầm Non do bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành
Dựa vào chương trình Gíáo Dục Mầm Non theo từng độ tuổi Trường Mầm Non Phù Mỹ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo tình hình thực tế tại trường như sau:
III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON:
B/ ĐỐI VỚI MẪU GIÁO :
1. Mục tiêu cuối tuổi Mẫu Giáo:
1.1. Phát triển thể chất :
Cơ thể trẻ khoẻ mạnh , phát triển cân đối . Cân nặng và chiều cao phát triển bính thường theo lứa tuổi.
Trẻ thực hiện một số vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
Trẻ có khả năng phối hợp giữa các giác quan và vận động , kết hợp vận động nhịp nhàng có định hướng trong không gian .
Trẻ thực hiện các vận động tinh tế khéo léo của đôi bàn tay.
Trẻ có thói quen và một số kĩ năng tốt trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ , vệ sinh thân thể , vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và an toàn.
1.2. Phát triển nhận thức :
Trẻ thể hiện sự ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi một cách tích cực những sự vật hiện tượng mới lạ trong thên nhiên và trong cuộc sống.
Hình thành khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định.
Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán các sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Bước đầu trẻ biết phân tích các đặc điểm của sự vật, các mối quan hệ nhân quả đơn giản về các sự vật, hiện tượng đó.
Trẻ biết một cách đơn giản về bản thân, con người, môi trường tự nhiên và xã hội.
1.3. Phát triển ngôn ngữ:
Trẻ nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp.
Trẻ có khả năng diễn đạt bằng lời nói để biểu hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm, ý nghĩ của mình và của người khác.
Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc trong giao tiếp.
Trẻ có một số kỹ năng chuẩn bị đọc và viết để vào lớp 1. Có kỹ năng kể lại chuyện và đọc thơ diễn cảm.
1.4. Phát triển thẩm mỹ:
Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
Trẻ có nhu cầu, hứng thú tham gia các hoạt động tạo hình, hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch….và biết thể hiện cảm xúc, sáng tạo thông qua các hoạt động đó.
1.5. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp.
Trẻ nhận ra và biết thể hiện tình cảm phù hợp.
Trẻ thực hiện một số quy tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp và nơi công cộng. Có khả năng tự phục vụ và tự thực hiện các công việc được giao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: đào mai trang
Dung lượng: 290,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)