Ke hoach doi moi

Chia sẻ bởi Bùi Thị Vy | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: ke hoach doi moi thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Trường mầm non tân mỹ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viẹt Nam
Khối Mẫu giáo Độc lập – Lập tự do – Hạnh phúc

Kế hoạch
“ Một đổi mới”Phương pháp dạy học
rèn kỹ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo
Năm học 2010- 2011

Thực hiện nghị quyết số 07 / NQ- TU ngày 20 / 6 / 2007 của BCH Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang 2010 .
Thực hiện kế hoạch năm học 2009- 2010 của trường Mầm non Tân Mỹ và tình hình thực tế trong lớp . Tôi xây dựng kế hoạch “ Một đổi mới” với nội dung “ Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo” như sau :
I.Đặt vấn đề:
Năm học 2010 – 2011 Tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo Bản Chẳng từ ngày 13 tháng 9 năm 2010.
Trong một thời gian ngắn được tiếp xúc với trẻ qua giờ chơi và giờ học, tôi phát hiện ra là trẻ lớp tôi đa số trẻ chưa nắm được kỹ năng vẽ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo” làm nội dung “một đổi mới”cho năm học 2010 – 2011.
II. Mục đích :
Trẻ thích tìm hiểu cái đẹp trong tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, nhận biết được sự thay đổi của thiên nhiên, của loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục. Trẻ có thể diễn đạt những cảm xúc củat mình bằng lời và bằng sản phẩm một cách có mục đích.
Phát triển sự khéo léo của đôi tay trẻ rèn kỹ năng vẽ cho trẻ.
Kích thích sự sáng tạo ở từng cá nhân trẻ qua các bài vẽ.
Luôn giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn về sản phẩm của mình, của bạn.
Biết tự cất đồ dùng đúng nơi qui định.
III.Yêu cầu:
Trẻ biết miêu tả những đặc điểm và hình dáng, đường nét, bố cục và về mỗi quan hệ của các sự vật hiện tượng khi vẽ.
Trẻ biết phân biệt và sử dụng các màu: Đỏ, vàng, xanh, xanh lá cây, da cam, nâu, tím, đen, trắng..
Trẻ biết bàn bạc để nêu lên ý định chung khi tạo ra sản phẩm tập thể, biết tự giới thiệu sản phâm của mình, nêu nhận xét về sản phẩm của bạn.
Trẻ có một số nề nếp và thói quen: như làm việc có mục đích, đến nơi đến chốn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
IV. Thời gian thực hiện:
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 đến 31 tháng 5 năm 2011.
V. Đối tượng:
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi, khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân. Không cho trẻ vẽ theo một mẫu cố định vì điều đó sẽ hạn chế sự sáng tạo, tính độc đáo riêng của trẻ, cô tạo điều kiện để trẻ được thể hiện sự hiểu biết cảm xúc của mình theo đề tài hoạc theo ý thích.
Mỗi hướng dẫn của giáo viên phải dựa trên ý đồ và khả năng của trẻ, tránh áp đặt ý muốn của cô đối với trẻ một cách đồng loạt.
Trẻ được hoạt động tích cực, tự nguyện theo nhu cầu và kinh nghiệm của chính bản thân trẻ.
Giáo viên tạo cơ hội để trẻ tự khám phá đối tượng mà mình sẽ vẽ như : Ngắm nghĩa, nghe và hỏi, quan sát và miêu tả để trẻ tự bộc lộ cảm xúc, nhận thức của mình về con vật, đồ vật, cảnh vật…một cách riêng.
Cô giáo cần tận dụng các thời điểm hợp lý trong ngày cho trẻ tiếp xúc với đối tượng để vẽ trong môi trường tự nhiên như : Ngắm nghĩa, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi ( Đàn gà nở, cá cảnh…). Nên cho trẻ ngửi các loài hoa, quả để cảm nhận hương vị và mùi vị của chúng, chơi với các đồ vật tri giác tranh ảnh nghệ thuật để rèn luyện các giác quan, tăng cường thu nhận các ấn tượng bên ngoài làm giàu ý tưởng tạo hình, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ.
Trong quá trình cung cấp những biểu tượng về đối tượng vẽ giao viên cần chỉ cho trẻ thấy rõ những nét đặc trưng nổi bật theo từng phần. Từ đó giúp trẻ tim ra những kỹ năng vẽ đơn giản để tạo ra sản phẩm của mình.
Ví dụ : “ vẽ đàn gà” Có gà trống, gà mái, gà con nếu trẻ đã được ngắm đàn gà trong thực tế thì khi vẽ trẻ sẽ biết sử dụng phối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Vy
Dung lượng: 33,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)