Kể chuyện: Hươu con biết nhận lỗi
Chia sẻ bởi Mai Thị Ái Phương |
Ngày 05/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Kể chuyện: Hươu con biết nhận lỗi thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng
Hoạt động Làm quen Văn học: Nghe kể truyện Hươu con biết nhận lỗi
Độ tuổi: Mẫu giáo Lớn (5-6 tuổi)
Người thực hiện: Mai Thị Ái Phương
Thời gian thực hiện: Ngày 13 tháng 1 năm 2014 (Tiết 2)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu truyện, biết các nhân vật trong truyện: Hươu, bò, dê, ngựa
- Hiểu nội dung câu truyện: Hươu đã nhận lầm bạn bò là loài hươu, sau khi được ngựa phân xử, hươu con nhận ra mình đã nhầm lẫn và xin lỗi bạn bò.
- Nhớ được trình tự câu truyện, biết đánh giá các nhân vật trong truyện.
- Biết đặt tên mới cho truyện.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm.
- Rèn kĩ năng trả lời câu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ
- Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
- Biết xin lỗi khi nhầm lẫn hoặc có lỗi.
- Tích cực tham gia hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
Không gian: Phòng học sạch sẽ, thoáng mát
Đồ dùng: Tranh minh họa câu chuyện, mũ các con vật, mô hình câu chuyện, hình các nhân vật trong truyện, mô hình dòng suối…
III. Phương pháp, biện pháp
- Kể chuyện diễn cảm, giải thích, đàm thoại
- Nêu gương, động viên, khuyến khích.
IV. Tổ chức hoạt động
1. Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi và làm động tác minh họa bài “Con vỏi con voi”
Con vỏi con voi
Có cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi
- Trò chuyện: + Trò chơi nhắc đến những con vật nào?
+ Trong rừng còn có những con vật nào nữa?
- Cô giới thiệu câu chuyện: Có một câu chuyện kể về cuộc tranh luận của một chú hươu sao ngộ nghĩnh cùng với những người bạn đáng yêu của mình. Lớp mình hãy cùng lắng nghe câu chuyện “Hươu con biết nhận lỗi” của tác giả Trần Thị Ngọc Trâm để xem những con vật này tranh luận về điều gì và kết quả ra sao nhé?
2. Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện:
- Cô kể toàn bộ câu chuyện lần 1 với mô hình
+ Giọng của Hươu: nhanh nhảu, dứt khoát, khẳng định là mình đúng.
+ Giọng của Bò: Bình tĩnh, chậm rãi.
+ Giọng của Dê: ấp úng, boăn khoăn, không chắc chắn.
Cô hỏi: + Các cháu vừa được nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
- Cô khái quát nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về một chú hươu sao đã nhận lầm bò là loài hươu giống như mình. Bò đã giải thích nhưng hươu vẫn không nghe và khẳng định là mình đúng. Cả 2 đã nhờ dê phân xử nhưng dê cũng không phân xử được và cả 3 đã tranh luận inh ỏi. Cuối cùng hươu, bò, dê đã nhờ ngựa phân xử. Ngựa đồng ý và rủ các bạn ra sông uống nước. Khi nhìn thấy bóng dáng của mình dưới mặt nước trong xanh thì hươu và dê đã nhận ra là mình đã lầm. Hươu đã xin lỗi các bạn của mình.
- Cô kể chuyện lần 2 với hình ảnh trên power point.
- Giảng từ khó: + Bướng bỉnh: dù được giải thích nhưng vẫn cho rằng mình đúng, không chịu nghe lời người khác.
+Ấp úng: chưa biết nói thế nào, trả lời đứt quãng.
+ Inh ỏi: tiếng vang rất ồn ào, khó chịu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung câu chuyện:
- Đàm thoại: Cô đặt ra câu hỏi, khuyến khích trẻ thảo luận, trả lời
+ Khi Hươu gặp bò, hươu đã chào như thế nào?
+ Nghe hươu chào, bạn bò đã nói gì?
+ Tại sao hươu lại nghĩ rằng bò chính là hươu?(câu hỏi sáng tạo)
+ Khi bò hỏi ý kiến của dê, dê đã nói như thế nào?
+ Nếu con là dê, con sẽ phân xử như thế nào? (câu hỏi sáng tạo)
+ Cuối cùng, 3 bạn hươu, bò, dê đã nhờ ai phân xử?
+ Ngựa đã phân xử như thế nào?
+ Khi uống nước, hươu
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng
Hoạt động Làm quen Văn học: Nghe kể truyện Hươu con biết nhận lỗi
Độ tuổi: Mẫu giáo Lớn (5-6 tuổi)
Người thực hiện: Mai Thị Ái Phương
Thời gian thực hiện: Ngày 13 tháng 1 năm 2014 (Tiết 2)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu truyện, biết các nhân vật trong truyện: Hươu, bò, dê, ngựa
- Hiểu nội dung câu truyện: Hươu đã nhận lầm bạn bò là loài hươu, sau khi được ngựa phân xử, hươu con nhận ra mình đã nhầm lẫn và xin lỗi bạn bò.
- Nhớ được trình tự câu truyện, biết đánh giá các nhân vật trong truyện.
- Biết đặt tên mới cho truyện.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm.
- Rèn kĩ năng trả lời câu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ
- Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
- Biết xin lỗi khi nhầm lẫn hoặc có lỗi.
- Tích cực tham gia hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
Không gian: Phòng học sạch sẽ, thoáng mát
Đồ dùng: Tranh minh họa câu chuyện, mũ các con vật, mô hình câu chuyện, hình các nhân vật trong truyện, mô hình dòng suối…
III. Phương pháp, biện pháp
- Kể chuyện diễn cảm, giải thích, đàm thoại
- Nêu gương, động viên, khuyến khích.
IV. Tổ chức hoạt động
1. Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi và làm động tác minh họa bài “Con vỏi con voi”
Con vỏi con voi
Có cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi
- Trò chuyện: + Trò chơi nhắc đến những con vật nào?
+ Trong rừng còn có những con vật nào nữa?
- Cô giới thiệu câu chuyện: Có một câu chuyện kể về cuộc tranh luận của một chú hươu sao ngộ nghĩnh cùng với những người bạn đáng yêu của mình. Lớp mình hãy cùng lắng nghe câu chuyện “Hươu con biết nhận lỗi” của tác giả Trần Thị Ngọc Trâm để xem những con vật này tranh luận về điều gì và kết quả ra sao nhé?
2. Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện:
- Cô kể toàn bộ câu chuyện lần 1 với mô hình
+ Giọng của Hươu: nhanh nhảu, dứt khoát, khẳng định là mình đúng.
+ Giọng của Bò: Bình tĩnh, chậm rãi.
+ Giọng của Dê: ấp úng, boăn khoăn, không chắc chắn.
Cô hỏi: + Các cháu vừa được nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
- Cô khái quát nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về một chú hươu sao đã nhận lầm bò là loài hươu giống như mình. Bò đã giải thích nhưng hươu vẫn không nghe và khẳng định là mình đúng. Cả 2 đã nhờ dê phân xử nhưng dê cũng không phân xử được và cả 3 đã tranh luận inh ỏi. Cuối cùng hươu, bò, dê đã nhờ ngựa phân xử. Ngựa đồng ý và rủ các bạn ra sông uống nước. Khi nhìn thấy bóng dáng của mình dưới mặt nước trong xanh thì hươu và dê đã nhận ra là mình đã lầm. Hươu đã xin lỗi các bạn của mình.
- Cô kể chuyện lần 2 với hình ảnh trên power point.
- Giảng từ khó: + Bướng bỉnh: dù được giải thích nhưng vẫn cho rằng mình đúng, không chịu nghe lời người khác.
+Ấp úng: chưa biết nói thế nào, trả lời đứt quãng.
+ Inh ỏi: tiếng vang rất ồn ào, khó chịu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung câu chuyện:
- Đàm thoại: Cô đặt ra câu hỏi, khuyến khích trẻ thảo luận, trả lời
+ Khi Hươu gặp bò, hươu đã chào như thế nào?
+ Nghe hươu chào, bạn bò đã nói gì?
+ Tại sao hươu lại nghĩ rằng bò chính là hươu?(câu hỏi sáng tạo)
+ Khi bò hỏi ý kiến của dê, dê đã nói như thế nào?
+ Nếu con là dê, con sẽ phân xử như thế nào? (câu hỏi sáng tạo)
+ Cuối cùng, 3 bạn hươu, bò, dê đã nhờ ai phân xử?
+ Ngựa đã phân xử như thế nào?
+ Khi uống nước, hươu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Thị Ái Phương
Dung lượng: 269,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)