Hướng dẫn viết SKKN

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 08/10/2018 | 159

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn viết SKKN thuộc Tự nhiên và xã hội 1

Nội dung tài liệu:

Có nhiều kiểu viết SKKN nay Bác Thịnh giúp các bạn viết SKKN của mình đúng hướng nhé
a) Trình bày nội dung theo cấu trúc quy định dưới đây, ngôn ngữ diễn đạt chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ, rõ ràng, súc tích; ghi rõ nguồn tài liệu được sưu tầm, trích dẫn (nếu có).
b) SKKN được đánh máy vi tính, in một mặt trên khổ giấy A4; phông chữ (font Unicode), kiểu chữ (Times New Roman), cỡ chữ (13-14), định lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm, số trang đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang của phần nội dung SKKN.
c) Số trang tối thiểu cho phần nội dung: đề tài cấp cơ sở từ 10 đến 12 trang; số trang tối thiểu cho đề tài cấp Tỉnh: 20 trang. Người viết chú ý phân chia dung lượng từng phần cho phù hợp - nhất thiết phải dành 2/3 số trang cho phần giải quyết vấn đề.
d) Bản SKKN được đóng tập theo thứ tự như sau :
1- Bìa (theo mẫu phụ lục 6)
2- Trang phụ bìa
3- Mục lục
4- Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có )
5- Phần nội dung SKKN
6- Tài liệu tham khảo (nếu có )
7- Phụ lục (nếu có)
8- Cuối mỗi bản SKKN, có chữ ký và lời cam đoan của Tác giả, có nhận xét, xếp loại của tổ chuyên môn và Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị (theo mẫu phụ lục 5).
9- Phiếu chấm dành cho Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của đơn vị (theo mẫu phụ lục 3).

Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới
Qua trang mới


Phiếu trắng

e) Cấu trúc nội dung SKKN gồm các phần sau:
Phần I. Lý do chọn đề tài: Cách đặt vấn đề nêu bật được thực trạng, tính cấp thiết, tính đổi mới của đề tài, những vấn đề cần được giải quyết để đem lại hiệu quả trong công việc.
Phần II. Giải quyết vấn đề: Nêu những giải pháp, biện pháp mang tính sáng tạo, tính mới, tính xác thực, tính khả thi để giải quyết vấn đề đặt ra; khả năng ứng dụng, sự lan tỏa, mức độ ảnh hưởng của đề tài; hiệu quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội; hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ được giao …
Phần III. Kết luận: Nêu được những bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề
Qua trang mới

Qua trang mới



Qua trang mới

 Tiêu chuẩn SKKN
a. Tính mới và sáng tạo:
Nội dung SKKN chưa được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất cứ hình thức nào khác; không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước đó; sáng kiến là những phương pháp tổ chức điều hành công tác hoàn toàn mới và sáng tạo hoặc được cải tiến, đổi mới từ những phương pháp đã có từ trước
b. Khả năng áp dụng và nhân rộng:
Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ chế tạo, dễ sử dụng, dễ áp dụng, dễ phổ biến; có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong đơn vị, trong toàn ngành giáo dục, được các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khác vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.
c. Tính hiệu quả:
- SKKN nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất về thời gian và sức lực trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học, phát triển tư duy hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh….
- Có bằng chứng, có số liệu cho thấy việc áp dụng SKKN đã cho kết quả tốt hơn so với cách làm cũ.


*Gợi ý về nội dung  các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm: (xem đây mà làm nhé Hậu Huế)
1. Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài )       
- Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài (Lý do về mặt lý luận, về tính thời sự, về thực trạng, về tính cấp thiết, tính đổi mới…). Nói cách khác, tác giả phải nêu rõ bối cảnh dẫn tới sự cần thiết phải tiến hành đúc kết SKKN, cơ sở của vấn đề nghiên cứu (SKKN giáo dục nhằm giải quyết vấn đề gì?; được xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào?; Vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)