Hướng dẫn tự đánh giá Trường Mầm non

Chia sẻ bởi Trường MN Hoa Hồng | Ngày 05/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn tự đánh giá Trường Mầm non thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v hướng dẫn tự đánh giá
và đánh giá ngoài trường mầm non
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014



Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Ngày 07 tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (sau đây gọi tắt là Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT). Để triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn như sau:
Phần I
TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG MẦM NON

I. HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG MẦM NON
1. Hội đồng tự đánh giá
a) Hội đồng tự đánh giá của trường mầm non được thành lập và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 và Điều 15, Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá theo Phụ lục I.
b) Chủ tịch hội đồng tự đánh giá thành lập nhóm thư ký (có thể từ 2 đến 3 người) và các nhóm công tác (mỗi nhóm từ 2 đến 5 người), nhóm trưởng là thành viên của hội đồng tự đánh giá; huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tham gia hoạt động tự đánh giá;
c) Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc thảo luận, thống nhất. Mọi quyết định chỉ có hiệu lực khi ít nhất 2/3 thành viên trong hội đồng nhất trí.
2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
a) Chủ tịch hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch tự đánh giá (nội dung theo Phụ lục II);
b) Kế hoạch tự đánh giá phải xây dựng cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện của trường mầm non. Cần xác định rõ công việc, thời gian tiến hành và hoàn thành, tránh chung chung và hình thức;
c) Định kỳ, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung.
3. Thu thập, xử lý, phân tích và lưu trữ các minh chứng
a) Thu thập minh chứng:
- Minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của trường mầm non, các cơ quan có liên quan; kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trường mầm non,...;
- Minh chứng có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác;
- Căn cứ yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, nhóm hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng;
b) Xử lý và phân tích các minh chứng:
- Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá;
- Cần lựa chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá;
- Mã minh chứng (viết tắt là MC) được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), ba dấu gạch (-) và các chữ số theo công thức: [Hn-a-bc-de]. Trong đó: H là hộp (cặp) đựng MC; n là số thứ tự của hộp (cặp) đựng MC được đánh số từ 1 đến hết (n có thể có 2 chữ số); a là số thứ tự của tiêu chuẩn; bc là số thứ tự của tiêu chí (từ Tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0); de là số thứ tự của MC theo từng tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15);
Ví dụ:
[H1-1-01-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 1 thuộc Tiêu chuẩn 1, được đặt ở Hộp 1;
[H3-2-02-03]: Là MC thứ ba của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2, được đặt ở Hộp 3;
[H9-5-04-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 4 thuộc Tiêu chuẩn 5, được đặt ở Hộp 9;
Lưu ý: Trường mầm non đã mã hóa MC theo công thức [Hn.a.bc.de] thì không cần thay đổi lại theo công thức quy định tại văn bản này.
c) Sử dụng minh chứng:
- Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường MN Hoa Hồng
Dung lượng: 493,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)