Hướng dẫn 1502 về y tế
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền |
Ngày 05/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: hướng dẫn 1502 về y tế thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO –
SỞ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1502 / HDLN. GD&ĐT - Y T
Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 12 năm 2010
HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH
Hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, trong các trường tiểu học, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học .
Căn cứ Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/ 4/ 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định số 58/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/10/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 Bộ Y tế về việc ban hành Quy định “điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”.
Sau khi thống nhất với Sở Nội vụ tại văn bản số 633/ SNV- CCVC ngày 22/12 /2010, Sở Tài chính tại văn bản số 2276/ SNV- HCSN ngày 20 / 12 / 2010.
Sở Giáo dục & Đào tạo – Sở Y tế hướng dẫn hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non; trong trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường phổ thông), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ
1. Mục đích
Hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, giáo dục giúp trẻ em phát triển về thể chất.
2. Nội dung hoạt động
1.2. Quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, cụ thể:
a) Quản lý, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ em.
b) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khoẻ cho trẻ em ít nhất mỗi năm hai lần vào đầu mỗi học kỳ, đánh giá sự phát triển về thể chất của trẻ em theo quy định hiện hành. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 36 tháng tuổi mỗi quý một lần.
Theo dõi, phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em trong việc tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh. Phòng chống suy dinh dưỡng; thông báo định kỳ và khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ .
c) Giải quyết các trường hợp sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế (trong thời gian học sinh đang học và tham gia các hoạt động khác tại trường). Sau khi xử lý ban đầu cần thông báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giải quyết; trong trường hợp cần thiết phải kịp thời chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
d) Mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định.
2.2. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho học sinh:
a) Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh cụ thể, rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và giới.
b) Có các hình thức tuyên truyền phong phú như góc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho học sinh tại phòng y tế nhà trường; hệ thống bảng tin truyền thông, giáo dục các vấn đề sức khỏe cho học sinh. Hưởng ứng các tháng hành động do ngành giáo dục, ngành y tế phát động như băng rôn, biểu ngữ, tờ rơi, tờ lật, thông tin trên báo, loa đài, thông qua hoạt động chào cờ, sinh hoạt lớp ...
c) Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khoẻ, vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong quá trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em, tạo môi trường thân thiện. Phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật học hoà nhập theo chương
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO –
SỞ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1502 / HDLN. GD&ĐT - Y T
Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 12 năm 2010
HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH
Hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, trong các trường tiểu học, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học .
Căn cứ Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/ 4/ 2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định số 58/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/10/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 Bộ Y tế về việc ban hành Quy định “điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”.
Sau khi thống nhất với Sở Nội vụ tại văn bản số 633/ SNV- CCVC ngày 22/12 /2010, Sở Tài chính tại văn bản số 2276/ SNV- HCSN ngày 20 / 12 / 2010.
Sở Giáo dục & Đào tạo – Sở Y tế hướng dẫn hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non; trong trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường phổ thông), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ
1. Mục đích
Hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, giáo dục giúp trẻ em phát triển về thể chất.
2. Nội dung hoạt động
1.2. Quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, cụ thể:
a) Quản lý, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ em.
b) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khoẻ cho trẻ em ít nhất mỗi năm hai lần vào đầu mỗi học kỳ, đánh giá sự phát triển về thể chất của trẻ em theo quy định hiện hành. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 36 tháng tuổi mỗi quý một lần.
Theo dõi, phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em trong việc tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh. Phòng chống suy dinh dưỡng; thông báo định kỳ và khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ .
c) Giải quyết các trường hợp sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế (trong thời gian học sinh đang học và tham gia các hoạt động khác tại trường). Sau khi xử lý ban đầu cần thông báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giải quyết; trong trường hợp cần thiết phải kịp thời chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
d) Mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định.
2.2. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho học sinh:
a) Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh cụ thể, rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và giới.
b) Có các hình thức tuyên truyền phong phú như góc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho học sinh tại phòng y tế nhà trường; hệ thống bảng tin truyền thông, giáo dục các vấn đề sức khỏe cho học sinh. Hưởng ứng các tháng hành động do ngành giáo dục, ngành y tế phát động như băng rôn, biểu ngữ, tờ rơi, tờ lật, thông tin trên báo, loa đài, thông qua hoạt động chào cờ, sinh hoạt lớp ...
c) Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khoẻ, vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong quá trình giảng dạy, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em, tạo môi trường thân thiện. Phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật học hoà nhập theo chương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: 78,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)