HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TẬP ĐỌC
Chia sẻ bởi Hoàng Thế |
Ngày 09/05/2019 |
129
Chia sẻ tài liệu: HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TẬP ĐỌC thuộc Tự nhiên và xã hội 1
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TH PHƯỚC BÌNH C
PHƯỚC BÌNH-BÁC ÁI-NINH THUẬN
HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC
THAM LUẬN:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC KHỐI LỚP 5
1. Vị trí, tầm quan trọng của phân môn tập đọc:
+ Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho HS kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của HS ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông;
+ Đọc giúp HS chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đây là một công cụ giúp HS học tốt các môn học;
2. Yêu cầu :
+ Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc ngày càng thành thạo;
Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn TĐ, đòi hỏi người GV phải chú ý đến nhiều mặt : rèn tốt cả hai hình thức đọc (đọc thành tiếng và đọc thầm), nâng dần tốc độ đọc và trình độ thông hiểu – cảm nhận văn bản theo mức độ yêu cầu đề ra ở khối lớp 5.
+ Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống;
Đây là yêu cầu chung của tất cả các phân môn TV, nhưng TĐ đóng vai trò chủ chốt, vì phân môn này có khả năng và điều kiện tốt hơn, toàn diện hơn các phân môn khác (qua các bài văn, bài thơ được chọn lọc theo từng chủ điểm trong SGK)
+ Giáo dục , bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho HS.
Đây là yêu cầu đáp ứng rõ mục tiêu GDTH : Giáo dục con người toàn diện. Qua các bài TĐ có giá trị về nội dung và nghệ thuật, mỗi HS sẽ được bồi dưỡng về tư tưởng, tình cảm, được cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống.
Để thực hiện tốt 3 yêu cầu trên, trước yêu cầu đổi mới PPDH, các hoạt động được tổ chức trong tiết TĐ phải làm sao để tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao.
3. Thực trạng, Nguyên nhân trong dạy và học phân môn tập đọc:
3.1. Thực trạng : a). Về học sinh
*.Ưu điểm:
- Nhìn chung các HS đã biết cách đọc và đọc tương đối đúng, rõ ràng một số bài thơ, bài văn tương đối đảm bảo tốc độ quy định ở khối lớp5.
- Cường độ đọc vừa phải; việc ngắt, nghỉ hơi tương đối;
- Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài đọc, nắm được nội dung câu, đoạn và ý nghĩa của bài
*.Hạn chế:
+ Đọc thành tiếng
- Phát âm chưa chuẩn (các tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn (ô/u, s/x, an/ang,…; các tiếng có dấu thanh các em thường bỏ thanh hoặc thêm thanh vào dẫn đế đọc sai tiếng)
- Chưa biết cách ngắt, nghỉ hơi phù hợp.
- Giọng đọc còn ê a, ngắc ngứ, lí nhí, thẩm chí đọc còn đánh vần đọc từng tiếng và có em chưa đọc được.
+ Đọc hiểu
- Việc trả lời các câu hỏi trong SGK của đa số HS thường theo cách đọc văn bản,
- Rất chậm trong việc đọc để phát hiện các từ ngữ quan trọng (từ chìa khóa), các ý chính của câu, đoạn (thường là GV kết hợp giảng giải, áp đặt trong quá trình HDHS tìm hiểu bài)
- Chưa tích cực, chủ động trong quá trình tìm hiểu nội dung bài
3.1. Thực trạng: b).Về phía Giáo viên :
- Phát âm một số âm, vần, tiếng chưa chuẩn (do ảnh hưởng của phương ngữ)
- Chưa quan tâm đến yêu cầu rèn đọc hay, đọc diễn cảm cho HS (chỉ chú ý đến yêu cầu rèn đọc đúng)
- Chưa khéo léo tổ chức để tất cả HS đều làm việc với SGK;
- Chưa sử dụng có hiệu quả nhiều cách đọc;
- Chưa quan tâm luyện đọc cho HS những câu dài.
3. Thực trạng, Nguyên nhân trong dạy và học phân môn tập đọc:
3. Thực trạng, Nguyên nhân trong dạy và học phân môn tập đọc:
+ Kỹ năng vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên còn hạn chế;
+ Học sinh chưa chủ động trong việc học, các em còn mãi chơi chưa chụi khó luyện đọc nên việc học môn tập đọc vẫn chưa có hiệu quả.
+ Sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh chưa có. Phụy huynh chưa nhắc nhở các em luyện đọc thêm bài ở nhà nên việc đọc trơn và đọc diễn cảm của các em còn rất yếu.
3.2.Nguyên nhân :
***. Dựa trên những vị trí-yêu câu, thực trạng-nguyên nhân bản thân tôi đã đưa ra một số giãi pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn tập đọc ở khối lớp 5 cụ thể như sau:
4. Một số biện pháp dạy học chủ yếu :
4.1. Hướng dẫn đọc
Để củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm và rèn kỹ năng đọc diễn cảm, GV phải thường xuyên sử dụng biện pháp HDHS đọc dưới cả hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm.
A. Đọc thành tiếng
Chú ý nghe HS đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, về cách ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc sao cho thích hợp;
GV căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở HS bước đầu tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc
Có thể tổ chức cho HS luyện đọc thành tiếng theo các hình thức:
- Đọc cá nhân ; Đọc theo vai
B. Đọc thầm
+ Đọc thầm để hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong SGK)
Cần giao nhiệm vụ thật cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu (đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì?..., từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, cảm thụ văn bản.
4. Một số biện pháp dạy học chủ yếu :
***.Các hoạt động trọng tâm bài dạy tập đọc:
Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Bước 1 : HS đọc mẫu toàn bài.
+ Bước 2 : Giới thiệu giọng đọc, chia đoạn, tổ chức cho học sinh luyện đọc (cá nhân, theo nhóm), vừa đọc vừa phát hiện từ ngữ khó đọc và từ khó hiểu;
+ Bước 3: GV ghi nhanh các từ khó đọc, khó hiểu lên bảng lớp (chỉ ghi những từ thật sự khó đọc, khó hiểu đối với HS của lớp)
+ Bước 4: HDHS luyện đọc các từ khó kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ (những từ địa phương, từ khóa, từ không nằm trong mục chú giải SGK), bước này cần phát huy năng lực những HS khá, giỏi trước, sau đó đến các đối tượng còn lại;
(*. Ở bước 2,3,4 là hoạt động luyện đọc lượt 1,2)
+ Bước 5 : Tổ chức luyện đọc trước lớp theo hình thức :
- Đọc nối tiếp đoạn hoặc toàn bài (chú ý đến những HS đọc yếu), quan tâm chỉnh sửa phát âm đối với những HS đọc không đúng; tổ chức cho các nhóm thay phiên nhận xét cách đọc cho nhau: âm lượng, tốc độ đọc; những từ, ngữ HS phát âm chưa đúng, cách ngắt, nghỉ,…), GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
( *. Ở bước 5 là hoạt động luyện đọc lượt 3)
4.2. Đọc mẫu
Đọc mẫu của GV ( đây là bước cũng không kép phần quan trọng) :
+ Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho HS;
+ Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để HS nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc đúng, đọc hay;
+ Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai, rèn cách đọc đúng, góp phần nâng cao ý thức viết đúng cho HS.
4.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục đích của việc HDHS tìm hiểu bài là rèn kỹ năng đọc – hiểu, nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng lực cả thụ văn học và tạo cơ sở cho HS đọc diễn cảm.
Một số yêu cầu cần chú ý :
Ngay từ khi YCHS tiếp cận văn bản nhằm mục đích đọc đúng, cần giúp HS:
+ Hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kỹ năng đọc – hiểu
- Từ ngữ khó được chú giải trong SGK;
- Từ phổ thông mà HS địa phương chưa quen;
- Từ chìa khóa để hiểu nội dung bài.
Chú ý đối với các từ còn lại, nếu HS nào chưa hiểu, GV có thể giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để HS khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp.
Cách HDHS hiểu nghĩa của từ:
- Đặt câu với những từ ngữ cần giải nghĩa;
- Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa;
- Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa
4.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ngoài ra, gv có thể giúp HS nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học (vật mẫu, tranh vẽ, mô hình,…)
Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với HS.
+ Nêu rõ câu hỏi cho HS đọc thầm (câu, đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 HS đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm, sau đó trao đổi thảo luận về vấn đề do GV nêu ra)
+ Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK hoặc chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện, hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt HS trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong SGK được dễ dàng.
Tránh đặt thêm câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu bài học và không phù hợp với đối tượng HS
+ Cần tổ chức cho HS tìm hiểu bài bằng nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, theo cặp, theo nhóm,…).
Cần tạo điều kiện cho HS luyện tập một cách tích cực : trả lời câu hỏi dưới hình thức trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ,… sau đó báo cáo kết quả, tổ chức cho lớp nhận xét, bổ sung, GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính.
Chú ý cần rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ, dùng từ đúng (tránh trường hợp trả lời câu hỏi theo dưới dạng đọc văn bản)
4.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Cả lớp: nếu câu hỏi chỉ mang tính chất tái hiện nội dung bài đọc ( YCHS nêu lại câu, chữ, hình ảnh, chi tiết,…),GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở để HS đọc thầm để phát hiện trả lời, cả lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho nhau, GV kết luận);
VD: Đọc thầm để cho biết bài văn, đoạn văn nói về ai? (hoặc những nhân vật nào?); đọc thầm một đoạn nào trong bài nêu những từ chỉ màu sắc hoặc hoạt động,…)
- GV cần giao nhiệm vụ thật cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì?) từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, cảm thụ văn bản nghệ thuật.
Tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung bài đọc dưới các hình thức sau :
+ Nhóm : nếu câu hỏi mang mang tính chất suy luận, tương đối trừu tượng hoặc yêu cầu sự khái quát cao (yêu cầu phán đoán, phân tích, tổng hợp, nêu ý kiến riêng,…)
GV cần định hướng câu, đoạn cụ thể trong bài để HS đọc thầm suy nghĩ, trao đổi nhằm cùng thống nhất nội dung tìm hiểu.
VD: Tìm ý chính cho đoạn, bài đọc hoặc đặt tên khác cho cho bài thơ,…
5. Luyện đọc đúng:
Tổ chức cho HS luyện đọc lại sau khi HS đã nắm được nội dung bài đọc. Hình thức tổ chức là thi đọc giữa các cá nhân hoặc thi đọc theo nhóm, theo vai.
Yêu cầu chính là luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, hợp lý.
GV cần chú ý cùng với cả lớp lắng nghe HS đọc, giúp các em chỗ nào đọc đúng, đọc tốt, chỗ nào đọc chưa tốt , để khắc phục .
####.Trên đây là toàn bộ tham luận nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc ở khối lớp 5. Xin ý kiến đóng góp xây dựng thêm về các giãi pháp, cũng như phương pháp tổ chức thực hiện nhằm tìm ra các giãi pháp tối ưu nhất giúp cho việc dạy học phân môn tập đọc ở khối lớp 5 đạt được hiệu quả cao nhất.
Trân trọng cảm ơn.
PHƯỚC BÌNH-BÁC ÁI-NINH THUẬN
HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC
THAM LUẬN:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC KHỐI LỚP 5
1. Vị trí, tầm quan trọng của phân môn tập đọc:
+ Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho HS kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của HS ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông;
+ Đọc giúp HS chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đây là một công cụ giúp HS học tốt các môn học;
2. Yêu cầu :
+ Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc ngày càng thành thạo;
Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn TĐ, đòi hỏi người GV phải chú ý đến nhiều mặt : rèn tốt cả hai hình thức đọc (đọc thành tiếng và đọc thầm), nâng dần tốc độ đọc và trình độ thông hiểu – cảm nhận văn bản theo mức độ yêu cầu đề ra ở khối lớp 5.
+ Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống;
Đây là yêu cầu chung của tất cả các phân môn TV, nhưng TĐ đóng vai trò chủ chốt, vì phân môn này có khả năng và điều kiện tốt hơn, toàn diện hơn các phân môn khác (qua các bài văn, bài thơ được chọn lọc theo từng chủ điểm trong SGK)
+ Giáo dục , bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho HS.
Đây là yêu cầu đáp ứng rõ mục tiêu GDTH : Giáo dục con người toàn diện. Qua các bài TĐ có giá trị về nội dung và nghệ thuật, mỗi HS sẽ được bồi dưỡng về tư tưởng, tình cảm, được cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống.
Để thực hiện tốt 3 yêu cầu trên, trước yêu cầu đổi mới PPDH, các hoạt động được tổ chức trong tiết TĐ phải làm sao để tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao.
3. Thực trạng, Nguyên nhân trong dạy và học phân môn tập đọc:
3.1. Thực trạng : a). Về học sinh
*.Ưu điểm:
- Nhìn chung các HS đã biết cách đọc và đọc tương đối đúng, rõ ràng một số bài thơ, bài văn tương đối đảm bảo tốc độ quy định ở khối lớp5.
- Cường độ đọc vừa phải; việc ngắt, nghỉ hơi tương đối;
- Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài đọc, nắm được nội dung câu, đoạn và ý nghĩa của bài
*.Hạn chế:
+ Đọc thành tiếng
- Phát âm chưa chuẩn (các tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn (ô/u, s/x, an/ang,…; các tiếng có dấu thanh các em thường bỏ thanh hoặc thêm thanh vào dẫn đế đọc sai tiếng)
- Chưa biết cách ngắt, nghỉ hơi phù hợp.
- Giọng đọc còn ê a, ngắc ngứ, lí nhí, thẩm chí đọc còn đánh vần đọc từng tiếng và có em chưa đọc được.
+ Đọc hiểu
- Việc trả lời các câu hỏi trong SGK của đa số HS thường theo cách đọc văn bản,
- Rất chậm trong việc đọc để phát hiện các từ ngữ quan trọng (từ chìa khóa), các ý chính của câu, đoạn (thường là GV kết hợp giảng giải, áp đặt trong quá trình HDHS tìm hiểu bài)
- Chưa tích cực, chủ động trong quá trình tìm hiểu nội dung bài
3.1. Thực trạng: b).Về phía Giáo viên :
- Phát âm một số âm, vần, tiếng chưa chuẩn (do ảnh hưởng của phương ngữ)
- Chưa quan tâm đến yêu cầu rèn đọc hay, đọc diễn cảm cho HS (chỉ chú ý đến yêu cầu rèn đọc đúng)
- Chưa khéo léo tổ chức để tất cả HS đều làm việc với SGK;
- Chưa sử dụng có hiệu quả nhiều cách đọc;
- Chưa quan tâm luyện đọc cho HS những câu dài.
3. Thực trạng, Nguyên nhân trong dạy và học phân môn tập đọc:
3. Thực trạng, Nguyên nhân trong dạy và học phân môn tập đọc:
+ Kỹ năng vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên còn hạn chế;
+ Học sinh chưa chủ động trong việc học, các em còn mãi chơi chưa chụi khó luyện đọc nên việc học môn tập đọc vẫn chưa có hiệu quả.
+ Sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh chưa có. Phụy huynh chưa nhắc nhở các em luyện đọc thêm bài ở nhà nên việc đọc trơn và đọc diễn cảm của các em còn rất yếu.
3.2.Nguyên nhân :
***. Dựa trên những vị trí-yêu câu, thực trạng-nguyên nhân bản thân tôi đã đưa ra một số giãi pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn tập đọc ở khối lớp 5 cụ thể như sau:
4. Một số biện pháp dạy học chủ yếu :
4.1. Hướng dẫn đọc
Để củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm và rèn kỹ năng đọc diễn cảm, GV phải thường xuyên sử dụng biện pháp HDHS đọc dưới cả hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm.
A. Đọc thành tiếng
Chú ý nghe HS đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, về cách ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc sao cho thích hợp;
GV căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở HS bước đầu tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc
Có thể tổ chức cho HS luyện đọc thành tiếng theo các hình thức:
- Đọc cá nhân ; Đọc theo vai
B. Đọc thầm
+ Đọc thầm để hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong SGK)
Cần giao nhiệm vụ thật cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu (đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì?..., từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, cảm thụ văn bản.
4. Một số biện pháp dạy học chủ yếu :
***.Các hoạt động trọng tâm bài dạy tập đọc:
Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Bước 1 : HS đọc mẫu toàn bài.
+ Bước 2 : Giới thiệu giọng đọc, chia đoạn, tổ chức cho học sinh luyện đọc (cá nhân, theo nhóm), vừa đọc vừa phát hiện từ ngữ khó đọc và từ khó hiểu;
+ Bước 3: GV ghi nhanh các từ khó đọc, khó hiểu lên bảng lớp (chỉ ghi những từ thật sự khó đọc, khó hiểu đối với HS của lớp)
+ Bước 4: HDHS luyện đọc các từ khó kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ (những từ địa phương, từ khóa, từ không nằm trong mục chú giải SGK), bước này cần phát huy năng lực những HS khá, giỏi trước, sau đó đến các đối tượng còn lại;
(*. Ở bước 2,3,4 là hoạt động luyện đọc lượt 1,2)
+ Bước 5 : Tổ chức luyện đọc trước lớp theo hình thức :
- Đọc nối tiếp đoạn hoặc toàn bài (chú ý đến những HS đọc yếu), quan tâm chỉnh sửa phát âm đối với những HS đọc không đúng; tổ chức cho các nhóm thay phiên nhận xét cách đọc cho nhau: âm lượng, tốc độ đọc; những từ, ngữ HS phát âm chưa đúng, cách ngắt, nghỉ,…), GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
( *. Ở bước 5 là hoạt động luyện đọc lượt 3)
4.2. Đọc mẫu
Đọc mẫu của GV ( đây là bước cũng không kép phần quan trọng) :
+ Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho HS;
+ Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để HS nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc đúng, đọc hay;
+ Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai, rèn cách đọc đúng, góp phần nâng cao ý thức viết đúng cho HS.
4.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục đích của việc HDHS tìm hiểu bài là rèn kỹ năng đọc – hiểu, nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng lực cả thụ văn học và tạo cơ sở cho HS đọc diễn cảm.
Một số yêu cầu cần chú ý :
Ngay từ khi YCHS tiếp cận văn bản nhằm mục đích đọc đúng, cần giúp HS:
+ Hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kỹ năng đọc – hiểu
- Từ ngữ khó được chú giải trong SGK;
- Từ phổ thông mà HS địa phương chưa quen;
- Từ chìa khóa để hiểu nội dung bài.
Chú ý đối với các từ còn lại, nếu HS nào chưa hiểu, GV có thể giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để HS khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp.
Cách HDHS hiểu nghĩa của từ:
- Đặt câu với những từ ngữ cần giải nghĩa;
- Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa;
- Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa
4.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ngoài ra, gv có thể giúp HS nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học (vật mẫu, tranh vẽ, mô hình,…)
Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với HS.
+ Nêu rõ câu hỏi cho HS đọc thầm (câu, đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 HS đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm, sau đó trao đổi thảo luận về vấn đề do GV nêu ra)
+ Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK hoặc chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện, hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt HS trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong SGK được dễ dàng.
Tránh đặt thêm câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu bài học và không phù hợp với đối tượng HS
+ Cần tổ chức cho HS tìm hiểu bài bằng nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, theo cặp, theo nhóm,…).
Cần tạo điều kiện cho HS luyện tập một cách tích cực : trả lời câu hỏi dưới hình thức trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ,… sau đó báo cáo kết quả, tổ chức cho lớp nhận xét, bổ sung, GV sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính.
Chú ý cần rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ, dùng từ đúng (tránh trường hợp trả lời câu hỏi theo dưới dạng đọc văn bản)
4.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Cả lớp: nếu câu hỏi chỉ mang tính chất tái hiện nội dung bài đọc ( YCHS nêu lại câu, chữ, hình ảnh, chi tiết,…),GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở để HS đọc thầm để phát hiện trả lời, cả lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho nhau, GV kết luận);
VD: Đọc thầm để cho biết bài văn, đoạn văn nói về ai? (hoặc những nhân vật nào?); đọc thầm một đoạn nào trong bài nêu những từ chỉ màu sắc hoặc hoạt động,…)
- GV cần giao nhiệm vụ thật cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì?) từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, cảm thụ văn bản nghệ thuật.
Tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung bài đọc dưới các hình thức sau :
+ Nhóm : nếu câu hỏi mang mang tính chất suy luận, tương đối trừu tượng hoặc yêu cầu sự khái quát cao (yêu cầu phán đoán, phân tích, tổng hợp, nêu ý kiến riêng,…)
GV cần định hướng câu, đoạn cụ thể trong bài để HS đọc thầm suy nghĩ, trao đổi nhằm cùng thống nhất nội dung tìm hiểu.
VD: Tìm ý chính cho đoạn, bài đọc hoặc đặt tên khác cho cho bài thơ,…
5. Luyện đọc đúng:
Tổ chức cho HS luyện đọc lại sau khi HS đã nắm được nội dung bài đọc. Hình thức tổ chức là thi đọc giữa các cá nhân hoặc thi đọc theo nhóm, theo vai.
Yêu cầu chính là luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, hợp lý.
GV cần chú ý cùng với cả lớp lắng nghe HS đọc, giúp các em chỗ nào đọc đúng, đọc tốt, chỗ nào đọc chưa tốt , để khắc phục .
####.Trên đây là toàn bộ tham luận nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc ở khối lớp 5. Xin ý kiến đóng góp xây dựng thêm về các giãi pháp, cũng như phương pháp tổ chức thực hiện nhằm tìm ra các giãi pháp tối ưu nhất giúp cho việc dạy học phân môn tập đọc ở khối lớp 5 đạt được hiệu quả cao nhất.
Trân trọng cảm ơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thế
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)