Hồi ký
Chia sẻ bởi nguyên thị loan |
Ngày 05/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Hồi ký thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Thầy tôi
Tôi đến thăm Thầy vào một buổi chiều hè tháng sáu, hỏi thăm mãi mới tìm được đến nhà Thầy, căn nhà vắng vẻ, lợp lá đơn sơ được dựng lên trong một ngõ hẻm sâu hun hút ngoằn nghèo những đường là đường. Sau hơn hai mươi năm gặp lại Thầy, vẫn cái dáng vẻ bình dị ấy, vẫn đôi mắt hiền từ ấy, nhưng thời gian đã làm Thầy tôi khác đi rất nhiều. Thấy tôi gọi, Thầy quay lại nhìn tôi một lúc lâu, rồi tôi chợt thấy mắt Thầy ánh lên niềm vui khi bất chợt gặp lại học trò cũ. Thầy vẫn nhận ra tôi vì có lẽ thời học phổ thông tôi là một cô học trò để lại cho Thầy nhiều ấn tượng nhất và với tôi, Thầy là người đã để lại trong tâm trí tôi nhiều cảm xúc sâu sắc nhất.
Tuổi thơ tôi đã gắn bó với thầy dưới mái trường ở một miền quê nghèo, chiến tranh đã cướp đi một cánh tay của Thầy, vậy mà Thầy chưa bao giờ nghĩ đến mình phải được ưu đãi như thế này hay như thế kia, ngày ngày Thầy vẫn lên lớp giảng bài, Thầy sống một cuộc sống rất bình dị, hình như tất cả, tất cả Thầy đều dành cho sự nghiệp giáo dục. Thầy yêu các em nhỏ, yêu mảnh đất khô cằn và những người lao động lam lũ nơi đây, có lẽ chính vì vậy mà tôi may mắn được học Thầy từ hồi còn học lớp năm.
Tôi còn nhớ cái buổi đầu Thầy bước vào lớp, Thầy mặc bộ quân phục bạc màu, dáng thầy gầy gầy, cao cao, đôi mắt rất hiền từ, giọng nói ấm áp, Thầy dạy bộ môn văn học và cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. tụi tôi mê nhất là giờ giảng văn của Thầy, mê cả những nét chữ của Thầy viết trên bảng đen, nó đẹp tới mức hết giờ học mà chúng tôi vẫn không muốn xóa. Đó là những cảm nhận của tôi về Thầy mà trong trí nhớ non ớt còn ghi lại.
Tuổi thơ tôi trôi đi với những ngày tháng đẹp đẽ bên Thầy, gắn bó cùng Thầy bao kỷ niệm buồn vui. Có lẽ suốt cuộc đời tôi không bao giờ quên được cái buổi sáng mà tôi vụng về đưa cho Thầy lá đơn xin thôi học, Thầy vừa cầm lá đơn, tôi đã ôm sách vở chạy vù ra khỏi lớp. Thầy gọi tôi lại, nhìn tôi, hình như Thầy đã đọc được những suy nghĩ trong con mắt buồn khổ của tôi, Thầy nhẹ nhàng hỏi tôi “ Vì sao em không tiếp tục đi học?” tôi chỉ lắp bắp được hai tiếng “ Thưa Thầy” rồi lại ngồi thụp xuống ôm mặt khóc nức nở.
Hôm ấy, Thầy đi cùng tôi về nhà, con đê dài hun hút như cuộc đời, trời chợt nắng, chợt râm, lúc nắng, Thầy kéo tay tôi “ Em đi nhanh kẻo nắng vỡ đầu ra đấy”, lúc râm, thấy tôi đi chậm Thầy lại giục “Đang lúc mát trời, em đi nhanh lên kẻo nắng” Bấy giờ, tôi cứ ngỡ ngàng: Sao nắng, râm đều phải vội?....
Tôi và Thầy về đến nhà, Mẹ vừa thấy Thầy đến vội nói ngay “ Cảnh nhà em nó khó khăn quá, không nói thì Thầy cũng đã hiểu cả rồi, Bố nó mất xớm, tôi thì ốm yếu thế này, nó lại còn hai đứa em nhỏ, thực bụng tôi cũng không muốn cho con bé thôi học nhưng cảnh nhà túng bấn quá nên tôi buộc phải ký vào đơn”. Nghe vậy thầy liền động viên mẹ tôi “ Cái khó của gia đình là tạm thời, tương lai con cái mới là quan trọng, em nó học rất tốt, rất có triển vọng tôi xin dành ra mỗi tháng vài đồng để giúp thêm cho em được học tiếp” Nghe Thầy nói thế Mẹ tôi rưng rưng nước mắt, nỗi khổ tâm hiện lên đôi mắt Mẹ “ Xin cảm ơn thầy và cũng không dám phiền Thầy, thôi thì rau cháo qua ngày tôi cố gắng động viên cháu tiếp tục đi học”.
Tôi rất xúc động, cho tới bây giờ những lời nói của Thầy và Mẹ tôi vẫn văng vẳng bên tai, chính sự quan tâm, những lời động viên của Thầy và sự tần tảo xớm hôm của mẹ, là điểm tựa là động lực giúp tôi luôn vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Không những Thầy cho tôi kiến thức mà còn dạy tôi cách sống, cách làm người, Thầy dạy chúng tôi “Đừng ỷ lại, hãy trung thực, hãy là mình trước đã” Thầy nói: Trong xã hội có rất nhiều màu sắc, người ngày ba buổi vật lộn kiếm từng đồng, người không ngủ ngày đêm lo học hành tập luyện, kẻ ngày đêm rong chơi không biết xã hội phát triển thế nào.
Thầy hỏi: “ Các em học gì hôm nay? Các em chọn gì cho tương lai” ? Và hôm nay tôi rất tự hào vì tôi đã bước tiếp con đường mà Thầy đã từng đi, đó là con đường sáng nhất, con đường đẹp
Tôi đến thăm Thầy vào một buổi chiều hè tháng sáu, hỏi thăm mãi mới tìm được đến nhà Thầy, căn nhà vắng vẻ, lợp lá đơn sơ được dựng lên trong một ngõ hẻm sâu hun hút ngoằn nghèo những đường là đường. Sau hơn hai mươi năm gặp lại Thầy, vẫn cái dáng vẻ bình dị ấy, vẫn đôi mắt hiền từ ấy, nhưng thời gian đã làm Thầy tôi khác đi rất nhiều. Thấy tôi gọi, Thầy quay lại nhìn tôi một lúc lâu, rồi tôi chợt thấy mắt Thầy ánh lên niềm vui khi bất chợt gặp lại học trò cũ. Thầy vẫn nhận ra tôi vì có lẽ thời học phổ thông tôi là một cô học trò để lại cho Thầy nhiều ấn tượng nhất và với tôi, Thầy là người đã để lại trong tâm trí tôi nhiều cảm xúc sâu sắc nhất.
Tuổi thơ tôi đã gắn bó với thầy dưới mái trường ở một miền quê nghèo, chiến tranh đã cướp đi một cánh tay của Thầy, vậy mà Thầy chưa bao giờ nghĩ đến mình phải được ưu đãi như thế này hay như thế kia, ngày ngày Thầy vẫn lên lớp giảng bài, Thầy sống một cuộc sống rất bình dị, hình như tất cả, tất cả Thầy đều dành cho sự nghiệp giáo dục. Thầy yêu các em nhỏ, yêu mảnh đất khô cằn và những người lao động lam lũ nơi đây, có lẽ chính vì vậy mà tôi may mắn được học Thầy từ hồi còn học lớp năm.
Tôi còn nhớ cái buổi đầu Thầy bước vào lớp, Thầy mặc bộ quân phục bạc màu, dáng thầy gầy gầy, cao cao, đôi mắt rất hiền từ, giọng nói ấm áp, Thầy dạy bộ môn văn học và cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. tụi tôi mê nhất là giờ giảng văn của Thầy, mê cả những nét chữ của Thầy viết trên bảng đen, nó đẹp tới mức hết giờ học mà chúng tôi vẫn không muốn xóa. Đó là những cảm nhận của tôi về Thầy mà trong trí nhớ non ớt còn ghi lại.
Tuổi thơ tôi trôi đi với những ngày tháng đẹp đẽ bên Thầy, gắn bó cùng Thầy bao kỷ niệm buồn vui. Có lẽ suốt cuộc đời tôi không bao giờ quên được cái buổi sáng mà tôi vụng về đưa cho Thầy lá đơn xin thôi học, Thầy vừa cầm lá đơn, tôi đã ôm sách vở chạy vù ra khỏi lớp. Thầy gọi tôi lại, nhìn tôi, hình như Thầy đã đọc được những suy nghĩ trong con mắt buồn khổ của tôi, Thầy nhẹ nhàng hỏi tôi “ Vì sao em không tiếp tục đi học?” tôi chỉ lắp bắp được hai tiếng “ Thưa Thầy” rồi lại ngồi thụp xuống ôm mặt khóc nức nở.
Hôm ấy, Thầy đi cùng tôi về nhà, con đê dài hun hút như cuộc đời, trời chợt nắng, chợt râm, lúc nắng, Thầy kéo tay tôi “ Em đi nhanh kẻo nắng vỡ đầu ra đấy”, lúc râm, thấy tôi đi chậm Thầy lại giục “Đang lúc mát trời, em đi nhanh lên kẻo nắng” Bấy giờ, tôi cứ ngỡ ngàng: Sao nắng, râm đều phải vội?....
Tôi và Thầy về đến nhà, Mẹ vừa thấy Thầy đến vội nói ngay “ Cảnh nhà em nó khó khăn quá, không nói thì Thầy cũng đã hiểu cả rồi, Bố nó mất xớm, tôi thì ốm yếu thế này, nó lại còn hai đứa em nhỏ, thực bụng tôi cũng không muốn cho con bé thôi học nhưng cảnh nhà túng bấn quá nên tôi buộc phải ký vào đơn”. Nghe vậy thầy liền động viên mẹ tôi “ Cái khó của gia đình là tạm thời, tương lai con cái mới là quan trọng, em nó học rất tốt, rất có triển vọng tôi xin dành ra mỗi tháng vài đồng để giúp thêm cho em được học tiếp” Nghe Thầy nói thế Mẹ tôi rưng rưng nước mắt, nỗi khổ tâm hiện lên đôi mắt Mẹ “ Xin cảm ơn thầy và cũng không dám phiền Thầy, thôi thì rau cháo qua ngày tôi cố gắng động viên cháu tiếp tục đi học”.
Tôi rất xúc động, cho tới bây giờ những lời nói của Thầy và Mẹ tôi vẫn văng vẳng bên tai, chính sự quan tâm, những lời động viên của Thầy và sự tần tảo xớm hôm của mẹ, là điểm tựa là động lực giúp tôi luôn vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Không những Thầy cho tôi kiến thức mà còn dạy tôi cách sống, cách làm người, Thầy dạy chúng tôi “Đừng ỷ lại, hãy trung thực, hãy là mình trước đã” Thầy nói: Trong xã hội có rất nhiều màu sắc, người ngày ba buổi vật lộn kiếm từng đồng, người không ngủ ngày đêm lo học hành tập luyện, kẻ ngày đêm rong chơi không biết xã hội phát triển thế nào.
Thầy hỏi: “ Các em học gì hôm nay? Các em chọn gì cho tương lai” ? Và hôm nay tôi rất tự hào vì tôi đã bước tiếp con đường mà Thầy đã từng đi, đó là con đường sáng nhất, con đường đẹp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyên thị loan
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)