Hoạt động ngoài trời

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu | Ngày 05/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Hoạt động ngoài trời thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

I. Mục đích:
- Mở rộng nốn hiểu biết của trẻ về tên goi, đặc điểm, ích lợi của một số nghề phổ biến trong xã hội.
- Trẻ kể được tên một số nghề phổ biến trong xã hội (nghề thầy thuốc, nghề dạy học, nghề lái xe, nghề xây dựng, bộ đội, công an…).
- Nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được hít thở không khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi, vận động cho trẻ. Góp phần rèn luyện thân thể và tăng cường sức khỏe cho trẻ.
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
- Trẻ biết phối hợp cùng bạn chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội.
II. Nội dung:
1. Trò chơi vận động:
* Trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
* Trò chơi: Ai nhanh hơn.
2. Hoạt động tự chọn: chơi theo ý thích: chơi với xích đu, cầu trượt, các con vật làm từ giấy, chơi với cát, nước….
III. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đồ dùng- đồ chơi: gạch nhựa, rổ đựng, bóng, chong chóng, máy bay giấy, lá cây, cát, nước, chai, các con vật làm từ giấy ( con chim, con bướm…).
IV. Tiến hành:
1. Dặn dò trẻ trước khi ra sân:
- Cho trẻ nhắc lại một số yêu cầu cần thực hiện khi ra hoạt động ngoài trời.Sau đó, cô khái quát lại.
- Định hướng các hoạt động cho trẻ chơi.
2. Tổ chức cho trẻ hoạt động:
Cô đàm thoại với trẻ về chủ điểm.
2.1. Chơi trò chơi vận động:
a. Chơi trò chơi: “Gà trong vườn rau”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô làm bác nông dân, còn các trẻ làm các chú gà đi tìm mồi. Các chú gà đi tìm mồi khi nghe tiếng của bác nông dân phải chạy nhanh về chuồng của mình để không bị bắt.
+ Luật chơi: Chú gà nào bị bác nông dân bắt sẽ ra ngoài một lượt chơi và nhảy lò cò 1 vòng.
- Khi trẻ chơi được thì cô mời 1 trẻ lên làm bác nông dân, các trẻ khác làm những chú gà và tiếp tục chơi.Sau đó, cô mời 2- 3 bạn lên làm bác nông dân.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần theo hứng thú của trẻ, sau mỗi lần chơi cô thay đổi bác nông dân.
- Tong quá trình trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi việc thực hiện hành động chơi, thái độ của trẻ và xử lý một số tình huông xãy ra, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
b. Chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm có số lượng bằng nhau, xếp thành ba hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô, các cô chú công nhân đứng đầu hàng sẽ chạy lên mang 1 viên gạch về bỏ vào rổ của đội mình, rồi xuống đứng cuối hàng. Cứ như vậy tiếp tục cho đến hết. Khi nghe tín hiệu hết giờ thì dừng lại.
+ Luật chơi: Mỗi lượt chạy chỉ được mang về một viên gạch. Khi chạy không được làm rơi gạch giữa sân. Nếu viên nào bị rơi sẽ không được tính .Đội nào nhiều hơn sẽ thắng.
- Cô nhấn mạnh lại luật chơi.
- Cho tẻ chơi: cho trẻ đứng thành 3 àng dọc trước vạch xuất phát.
- Tổ chức cho trẻ chơi theo hứng thú 2-3 lần.
- Trong quá trình chơi cô theo dõi viẹc thực hiện của trẻ, bao quát, xử lý tình huống xảy ra.
- Cô nhận xét sơ bộ và chuyển hoạt động.
2.2. Hoạt động tự chọn:
- Gợi ý cho trẻ chơi theo ý thích, chơi với những đồ chơi có sẵn trong sân trường và đồ chơi cô chuẩn bị.
- Trong quá trình chơi cô bao quát, giải đáp thắc mắc của trẻ, xử lý tình huống xãy ra và đề phòng tai nạn cho trẻ.
3. Kết thúc hoạt động:
- Tập trung trẻ, nhận xét, tuyên dương những trẻ thực hiện tốt nội dung, yêu cầu đề ra.
- Nhắc nhở 1 số trẻ thực hiện chưa tốt.
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Kiểm tra sĩ số.














CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)