Hoạt động ngoài trời

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh Hương | Ngày 05/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: hoạt động ngoài trời thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung
Yêu cầu
Cách tiến hành


Thứ 2:
Quan sát : Cây hoa dừa
VĐ : cây
Tự do : chơi với đá, lá, cây
- Trẻ biết được cây hoa dừa, biết màu sắc.
- Cháu sử dụng đúng ngôn ngữ khi trả lời câu hỏi của cô
- Giáo dục cháu biết chăm sóc, bảo vệ hoa. Không hái hoa, bẻ cành.
Dẫn trẻ đi dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát bài “ Màu hoa ”
Đến địa điểm cho trẻ quan sát cây hoa dừa cô đặt câu hỏi :
+ Đây là cây gì ?
+ Cây gồm có mấy phần ?
+ Hoa dừa có màu gì ?
+ Hoa dừa có mấy cánh ?
+ Cánh hoa như thế nào ?
+ Hoa dừa nở vào mùa nào ?
+ Người ta trồng hoa dừa để làm gì ?
+ Nhà bạn nào trong lớp mình có trồng cây hoa
dừa và các con chăm sóc như thế nào ?
Cho trẻ chơi trò chơi VĐ “ cây”.
+ Luật chơi: Trẻ trồng cây đúng theo yêu cầu ( số chẳn, số lẻ, hay từ lớn đến nhỏ và ngược lại)
+ Cách chơi: chia lớp làm 2 nhóm: một nhóm 5 trẻ đứng sau vạch chuẩn, khi có hiệu lênh “ số lẻ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn “ thì 2 cháu đầu hàng của 2 nhóm chạy lên chọn cây có lẻ trồng vào chậu rồi chạy về chạm vào bạn thứ hai thì bạn thứ hai mới được lên trồng cứ thế cho đến hết
Chơi tự do : nhặt lá rụng, đá xếp hình.


Thứ 3:
Quan sát : Cây hoa sứ
VĐ : Ném còn
Tự do : chơi với đá, lá, cây


- Trẻ biết cây hoa sứ, biết màu sác, cấu tạo cây.
- Trẻ trẻ lời được câu hỏi của cô.
- Giáo dục cháu biết chăm sóc, bảo vệ hoa. Không hái hoa bẻ cành.
Dẫn trẻ đi dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát bài “ Trồng cây ”
Đến địa điểm cho trẻ quan sát cây hoa sứ cô đặt câu hỏi :
+ Đây là cây gì ?
+ Cây gồm có mấy phần ?
+ Hoa sứ có màu gì ?
+ Hoa sứ có mấy cánh ?
+ Cánh hoa như thế nào ?
+ Người ta trồng hoa sứ để làm gì ?
+ Nhà bạn nào trong lớp mình có trồng cây hoa
Sứ ?
+ Chúng ta phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ
cây hoa sứ ?
Cho trẻ chơi vận động : NÉM CÒN
- Cho 1 số trẻ đứng thành hàng ngang dưới vạch xuất phát, mỗi trẻ có 1 rổ đựng còn.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ cầm 1 quả còn chạy đến vạch mức cô đã vạch sẵn, nhảy lên ném quả còn vào vòng tròn, sau đố chạy về lấy quả còn khác, chạy lên ném tiếp.
- Trẻ chơi cho đến khi ném hết quả còn
- Khi số quả còn trong rổ dã hết cô cho trẻ dừng lại, và nhặt hết số quả còn đã ném bỏ lại vào trong rổ và tiếp tục chơi. Cho mỗi trẻ chơi 2 - 3 lần.
Chơi tự do: xếp đá, sỏi, lá cây, nhảy dây.


Thứ 4:
Quan sát : cây hoa móng tay.
VĐ : trời mưa
Tự do : chơi với đá, lá, cây

- Trẻ biết cây hoa móng tay, biết màu sắc, cấu tạo.
- Cháu tham gia tích cực.
- Giáo dục cháu biết chăm sóc hoa kiểng, bảo vệ môi trường không xã rác hái hoa.
 Dẫn trẻ đi dạo quanh sân trường vừa đi vừa đọc thơ “ Hoa kết trái ”
Cho trẻ quan sát cây hoa móng tay cô đặt câu
hỏi :
+ Đây là cây gì ?
+ Cây hoa móng tay gồm có mấy phần ?
+ Hoa móng tay có màu gì ?
+ Cánh hoa như thế nào ?
+ Người ta trồng hoa móng tay để làm gì ?
+ Nhà bạn nào trong lớp mình có trồng cây hoa
Móng tay ?
+ Chúng ta phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ
hoa ?
Cho trẻ chơi vận động : TRỜI MƯA
Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát “ Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng…”. Khi cô ra hiệu lệnh “ Trời mưa” và gõ trống dồn dập, trẻ phải chạy nhanh tìm một chỗ trú mưa( ngồi ghế). Ai chạy chậm, không tìm đươc chỗ trú mưa sẽ bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh Hương
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)