Hoạt động ngoài giờ 9
Chia sẻ bởi Phạm Văn Hiệu |
Ngày 05/05/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Hoạt động ngoài giờ 9 thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm 2009
PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khóa tập huấn, học viên cần:
- Nắm được một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng đổi mới và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có kĩ năng thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng tạo vào thực tế.
II. NỘI DUNG TẬP HUẤN
1- Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL bậc THCS.
2- Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng đổi mới.
3- Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL.
4- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL cho HS.
5- Soạn một giáo án theo định hướng đổi mới.
6- Thực hành tổ chức một hoạt động cụ thể.
7- Lập kế hoạch triển khai ở đơn vị trường.
III. PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
- Phương pháp cùng tham gia thảo luận, trao đổi.
- Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm.
- Luyện tập, thực hành.
IV. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Ngày thứ nhất:
- Khai mạc lớp tập huấn, tổ chức lớp.
- Nghe giới thiệu chung về khóa tập huấn.
- Nghe giới thiệu về chương trình HĐGDNGLL bậc THCS.
- Tập huấn về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL.
Ngày thứ hai:
- Tập huấn về đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Giới thiệu về giáo dục KNS cho học sinh THCS.
- Thực hành tổ chức một hoạt động thể hiện đổi mới phương pháp và đánh giá kết quả học tập của HS.
- Thảo luận, nộp bài thu hoạch, tổng kết lớp.
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN KHI THAM GIA LỚP TẬP HUẤN
- Tham dự đầy đủ thời gian tập huấn trong hai ngày, nếu nghỉ học phải có lí do và phải báo cáo với ban quản lí lớp tập huấn.
- Tích cực học tập, tăng cường trao đổi ý kiến trong nhóm và trong lớp.
- Chủ động đề xuất những băn khoăn, thắc mắc để cùng nhau giải quyết.
PHẦN II: CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN CỤ THỂ
Nội dung 1
Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL bậc THCS
1. Vai trò của HĐGDNGLL bậc THCS.
? Theo các đ/c HĐGDNGLL có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ?
- HĐGDNGLL là một phần rất quan trọng của kế hoạch giáo
dục vì nó tạo ra điều kiện và môi trường thống nhất với quá
trình dạy học, quá trình giáo dục để tiềm năng của mỗi cá
nhân học sinh có cơ hội bộc lộ và phát triển các phẩm chất
năng lực của mình.
- Thông qua HĐGDNGLL giúp HS củng cố hệ thống thái độ,
hình thành cảm xúc, tình cảm, niềm tin, thẩm mỹ đạo đức
cũng như phát triển hệ thống năng lực của con người.
Bước đầu hình thành 8 năng lực của con người: Năng lực
tự hoàn thiện. Năng lực giao tiếp ứng xử. Năng lực thích ứng.
Năng lực tổ chức quản lí. Năng lực hoạt động chính trị xã hội.
Năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Năng lực lao động
nghề chuyên biệt. Năng lực nghiên cứu khoa học.
Chương trình HĐGDNGLL nhằm khép kín không gian, thời
gian GD đối với HS. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
- Chương trình HĐGDNGLL nhằm tạo ra sự thống nhất tác
động giáo dục của toàn xã hội vào quá trình phát triển nhân
cách HS.
2. Mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL:
? Theo các đ/c HĐGDNGLL có những mục tiêu nào?
- Một là: Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các
môn học. Mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm phong phú thêm vốn
tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS.
- Hai là: Rèn luyện, phát triển ở HS các kĩ năng cơ bản
phù hợp với lứa tuổi HS mới như: năng lực tự hoàn thiện;
kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng tổ chức quản
lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể
hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện; củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt
trong học tập, lao động và trong các công tác xã hội.
- Ba là: Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia
các hoạt động tập thể cũng như các hoạt động xã hội; hình
thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc
sống, với quê hương, đất nước; có thái độ đúng đắn đối với
các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Tóm lại: HĐGDNGLL là sự nối tiếp của hoạt động dạy-học
trên lớp. Nhằm thu hút toàn bộ HS cùng tham gia, giúp HS
bộc lộ năng lực, thái độ của mình và có cơ hội để rèn luyện
các kĩ năng sống. HĐGDNGLL là con đường gắn lý thuyết
với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành
động của HS.
3. Kế hoạch và khung phân phối chương trình HĐGDNGLL.
a. Kế hoạch:
Cả năm: 12 tháng = 144 tiết
Trong năm học: 8 chủ điểm x 12 tiết / chủ điểm = 96 tiết
Thời gian hè: 4 tiết / tuần x 12 tuần = 48 tiết
b. Khung phân phối chương trình:
+ Từ T1- T12: Chủ điểm tháng 9 - Truyền thống nhà trường
+ Từ T13 - T24:Chủ điểm tháng 10 - Chăm ngoan, học giỏi
+ Từ T25 - T36: Chủ điểm tháng 11 - Tôn sư trọng đạo
+ Từ T37 - T48: Chủ điểm tháng 12 - Uống nước nhớ nguồn
+ Từ T49 - T60:Chủ điểm tháng 1+2 - Mừng Đảng, mừng xuân
+ Từ T61 - T72: Chủ điểm tháng 3 - Tiến bước lên Đoàn
+ Từ T73 - T84: Chủ điểm tháng 4 - Hoà bình và hữu nghị
+ Từ T85 - T96: Chủ điểm tháng 5 - Bác Hồ kính yêu
+ Từ T97 – T144: Chủ điểm hoạt động hè - Hè vui, khoẻ, bổ ích
4. Hướng dẫn thực hiện
Theo văn bản số 7641/THPT ngày 2/8/2001 của Bộ GD&ĐT, HĐGDNGLL được thực hiện như sau:
a. Nội dung HĐGDNGLL gồm:
a1. Các hoạt động theo chủ điểm hàng tháng
a2. Các hoạt động giáo dục khác được xã hội quan tâm:
- Hoạt động giáo dục trật tự an toàn giao thông.
- Hoạt động giáo dục phòng chống AIDS, ma tuý và các tệ nạn khác.
- Hoạt động giáo dục môi trường.
- Những hoạt động phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương và đất nước…
b. Thời gian thực hiện:
- Thời gian dành cho mỗi chủ điểm là 12 tiết. Mỗi chủ điểm được thực hiện trong một tháng, trừ chủ điểm “Mừng Đảng, mừng xuân” được thực hiện trong 2 tháng và chủ điểm “Hè vui, khoẻ, bổ ích” được thực hiện trong 3 tháng.
- Thời gian tổ chức HĐGDNGLL tính bình quân là 3 tiết trên một tuần, bao gồm: Giờ chào cờ đầu tuần. Giờ sinh hoạt lớp. Thời gian ngoài giờ học chính khoá (không quá 4 tiết trên một tháng). Trong đó giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp là cố định.
- Thời gian tiến hành tổ chức HĐGDNGLL ngoài giờ học chính khoá không nhất thiết chia đều mỗi tuần 1 tiết mà nên căn cứ vào chương trình, nội dung, quy trình thực hiện của mỗi chủ điểm mà phân phối thời gian sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
c. Tổ chức thực hiện:
- HĐGDNGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- BGH cử 1 đ/c phụ trách và làm trưởng ban, TPT là phó ban có trách nhiệm tham mưu xây dựng kế hoạch, GVCN, GVBM, … là uỷ viên.
- Toàn thể HĐSP nhà trường, các tổ chức đoàn thể và HS có trách nhiệm phải tham gia.
- GVCN là người trực tiếp phụ trách và tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của lớp mình.
5. Nội dung chương trình HĐGDNGLL bậc THCS
? Các đ/c hãy cho biết cấu trúc của chương trình
HĐGDNGLL và nêu nhận xét của mình về mức độ
nội dung chương trình HĐGDNGLL ?
Chương trình HĐGDNGLL bậc THCS có cấu trúc đồng tâm,
gồm hai phần: phần bắt buộc và phần tự chọn.
a, Phần bắt buộc:
- Phần bắt buộc yêu cầu các trường và mọi HS phải tham gia
hoạt động. Vì đó là những nội dung góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục diện nhân cách HS THCS. Chương trình bắt
buộc được coi là nội dung đánh giá quá trình rèn luyện của
mỗi HS và là tiêu chuẩn thi đua của các tập thể lớp.
Chương trình bắt buộc được xây dựng theo các chủ điểm
giáo dục. Mỗi chủ điểm giáo dục thường gắn với ngày kỉ
niệm lịch sử trong tháng và nhiệm vụ trọng tâm của từng
thời điểm giáo dục trong năm học.
Chương trình bắt buộc được xây dựng theo nguyên tắc
phát triển các hình thức hoạt động từ đơn giản đến phức tạp.
Chương trình bắt buộc được thực hiện trong suốt 12 tháng
nhằm khép kín không gian, thời gian rèn luyện của HS, tạo ra
quá trình chăm sóc, giáo dục liên tục của toàn xã hội.
b. Phần tự chọn.
Là những hoạt động không bắt buộc, tuỳ theo điều kiện của
từng trường và khả năng, sở thích của HS mà lựa chọn
những nội dung, hoạt động cho phù hợp.
Ví dụ: Hoạt động CLB, giao lưu văn hoá, vui chơi giải trí,
sáng tác văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội,...
6. Những quan điểm đổi mới về phương thức
tổ chức HĐGDNGLL bậc THCS.
? Theo quan điểm của các đ/c thì HĐGDNGLL
cần phải đổi mới như thế nào cho phù hợp với mục tiêu
giáo dục hiện nay?
Phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của
học sinh.
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Phải rèn luyện cho HS tác phong làm việc và những kĩ năng
của người lao động thời kì CNH-HĐH.
Phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng trường,
từng địa phương.
Phải thu hút được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường
cùng tham gia tổ chức hoạt động cho HS.
BÀI GIẢNG ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN TÁT CẢ CÁC VỊ ĐẠI BIỂU VÀ CÁC THÀY CÔ !
Nội dung 2
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HĐGDNGLL
THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
I. Định hướng chung về đổi mới phương pháp.
1. Vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL ?
Chưa có cơ chế chỉ đạo thống nhất về HĐGDNGLL từ các
cấp quản lí giáo dục.
Đa số HS chưa được bồi dưỡng, huấn luyện để phát huy
các kĩ năng tự quản. Vai trò chủ thể hoạt động của HS còn
bị mờ nhạt, nhất là trong các tiết sinh hoạt lớp.
Các hoạt động còn mang tính chiếu lệ, đối phó, chưa đáp
ứng được yêu cầu giáo dục.
Việc nhận thức về vai trò và ý nghĩa của Hoạt động
GDNGLL còn chưa đúng với vị trí thực của nó trong hệ
thống giáo dục.
2. Những yêu cầu đối với việc đổi mới phương pháp tổ chức.
? Theo các đ/c việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Đảm bảo tình khả thi.
- Tăng cường thu hút sự tham gia của học sinh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động.
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị.
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống.
II. Vận dụng một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL
? Các đ/c hãy nêu những phương pháp mà các đ/c đã sử dụng trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL ?
Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vốn rất đa dạng và phong phú. Đó là sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học. Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng:
1- Phương pháp thảo luận.
2- Phương pháp diễn đàn.
3- Phương pháp câu lạc bộ.
4- Phương pháp trò chơi.
5- Phương pháp tổ chức hội thi.
6- Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu.
? Các đồng chí hãy thảo luận và ghi ra giấy những ưu điểm và nhược điểm của 6 phương pháp vừa nêu trên?
1- Phương pháp thảo luận.
a. Ưu điểm:
- Có thể tổ chức trong mọi điều kiện, phát huy được sự tham gia tích cực của HS.
- Học sinh có cơ hội được tham gia, thu hút được mọi đối tượng HS.
- Phát triển ở HS tính hợp tác, dân chủ, tự tin và hs có thể tự kiểm chứng, điều chỉnh hay khẳng định được mình.
- Phát triển cho hs kĩ năng nói, trình bày một vấn đề,…
b. Hạn chế:
- Nếu không tổ chức tốt sẽ dẫn đến sự khô khan, đơn điệu, khó gây được hứng thú cho hs.
- Nếu lạm dụng, kéo dài sẽ dễ dẫn đến tâm lí ỷ lại, thụ động ngồi chờ đợi kết quả.
a. Ưu điểm:
- Học sinh tự do biểu đạt ý kiến của mình.
- Tạo điều kiện để hs rèn luyện kĩ năng phát biểu trước một tập thể.
2- Phương pháp diễn đàn.
b. Hạn chế:
- Không thu hút được nhiều hs cùng tham gia do thời gian và qui mô diễn đàn hạn chế.
- Nếu không khéo léo sẽ gây mất hứng thú, nhàm chán không phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh.
3. Phương pháp câu lạc bộ:
a. Ưu điểm:
- Học sinh được thể hiện khả năng của mình và có điều kiện để phát triển năng lực cá nhân.
- Hình thức đa dạng, phong phú.
b. Hạn chế:
- Vốn thời gian dành để tổ chức thường ít.
- Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị khá công phu và tốn kém.
Bạn chơi trò gì thế?
Giải
ô
chữ
4. Phương pháp trò chơi:
a. Ưu điểm:
- Hấp dẫn học sinh, thu hút được nhiều h/sinh tham gia.
- Có tính giáo dục cao: chơi mà học, học mà chơi.
b. Nhược điểm:
- Không dễ lựa chọn được trò chơi vừa phù hợp với nội dung giáo dục, vừa phù hợp với học sinh.
- Nếu sử dụng một trò chơi nhiều lần học sinh sẽ thấy nhàm chán.
5. Phương pháp tổ chức hội thi:
a. Ưu điểm:
- Có sức hấp dẫn, vì nó mang tính chất cạnh tranh, ganh đua.
- Thu hút tài năng trí tuệ học sinh, học sinh phát huy được tính sáng tạo.
- Tạo động cơ học tập tích cực, hứng thú trong quá trình nhận thức của hs.
b. Nhược điểm:
- Phải có sự chuẩn bị công phu về nội dung, chương trình, nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn kinh phí chi cho trang trí, khánh tiết, phần thưởng,…
- Số lượng học sinh trực tiếp tham gia hội thi không nhiều, chỉ mang tính cử tuyển.
6. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu
a. Ưu điểm:
- Học sinh được thoả mãn nhu cầu giao tiếp, được tiếp xúc trò chuyện trực tiếp với những người mà mình yêu thích, ngưỡng mộ.
- Học sinh được bày tỏ tình cảm, được tiếp nhận thông tin, được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn sống và có định hướng phù hợp, đúng đắn.
- Giúp hs thiết lập và mở rộng các mối quan hệ xã hội, tạo sự gần gũi, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau…
b. Nhược điểm:
- Đòi hỏi sự chuẩn bị khá chu đáo, nhất là giao lưu với liên đội bạn, các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị bộ đội,…
- Tỷ lệ học sinh trực tiếp tham gia bị hạn chế.
III. BÀI SOẠN MINH HOẠ
THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh:
+ Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.
+ Tự xác định trách nhiệm của bản thân trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
+ Biết sử dụng các biện pháp hợp lí.
II. Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động.
1. Nội dung:
- Nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Các biện pháp thực hiện.
2. Hình thức, phương pháp:
- Trao đổi, thảo luận.
III. Chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị phương tiện hoạt động:
a. Bản tóm tắt nhiệm vụ năm học, chú ý những nhiệm vụ liên quan tới khối hs cuối cấp.
b. Điều 12, Điều 29 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
c. Một số câu hỏi thảo luận: sử dụng các câu hỏi trong sách HĐGDNGLL lớp 9 và bổ sung thêm các câu hỏi có liên quan đến quyền trẻ em.
d. Giấy Ao; bút dạ.
e. Một số tiết mục văn nghệ.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên chủ nhiệm.
- Nêu mục đích, kế hoạch hoạt động cho cả lớp.
- Cung cấp cho học sinh bản nhiệm vụ năm học.
- Yêu cầu học sinh về nghiên cứu để tham gia vào hoạt động thảo luận trên lớp.
- Giao cho cán bộ lớp hội ý, bàn bạc để chuẩn bị các công việc cho hoạt động.
- Giúp hs bổ sung, hoàn thành các đáp án trả lời.
b. Học sinh: (cán bộ lớp bàn bạc, phân công chuẩn bị)
- Chương trình được tổ chức theo qui trình: Thảo luận theo tổ - Các tổ báo cáo kết quả thảo luận của tổ - Thảo luận chung lớp – Chương trình văn nghệ.
- Phân công người điều khiển thảo luận.
- Mời GVCN làm cố vấn.
- Cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
- Cử thư kí ghi biên bản, thư kí ghi lên bảng.
- Mỗi tổ chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ.
MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Trong năm học cuối cấp này, bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ nào ?
Câu 2: Việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào ?
Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thể lớp và mỗi bạn học sinh cần phải có những biện pháp gì ?
Câu 4: Chọn một câu hỏi tích hợp với Quyền trẻ em để giúp các em tự tin hơn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
IV. Tiến hành hoạt động
1. Mở đầu:
- Người điều khiển nêu lí do, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu người cố vấn cho hoạt động.
2. Hoạt động 1
- Mỗi tổ được phát một tờ giấy Ao và bút.
- Bốn câu hỏi thảo luận được ghi lên bảng.
- Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi 1&2. Thời gian thảo luận là 15’.
- Tổ trưởng điều khiển tổ thảo luận, mỗi tổ cử một thư kí để ghi kết quả thảo luận vào giấy.
3. Hoạt động 2: Thảo luận chung cả lớp
- Kết quả thảo luận của các tổ được viết vào giấy và dán lên bảng.
- Các tổ trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Các tổ khác bổ sung, thư kí ghi nhanh lên bảng.
- Ngưới điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận của các tổ. Nếu có những ý kiến chưa thống nhất, người điều khiển đề nghị cố vấn giúp đỡ.
- Người điều khiển nêu câu hỏi 3&4 cho cả lớp thảo luận
- Kết quả thảo luận được ghi tóm tắt lên bảng và được tổng hợp lại.
4. Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ
Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của cả lớp mà cá nhân hoặc các tổ đã đăng kí.
5. Hoạt động 4: Kết thúc
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Người điều khiển nhận xét kết quả thảo luận và tổng kết.
V. Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động:
? Theo em, những nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh cuối cấp THCS là gì ?
? Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, em phải làm gì ?
BÀI GIẢNG ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN TÁT CẢ CÁC VỊ ĐẠI BIỂU VÀ CÁC THÀY CÔ !
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm 2009
PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khóa tập huấn, học viên cần:
- Nắm được một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng đổi mới và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có kĩ năng thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng tạo vào thực tế.
II. NỘI DUNG TẬP HUẤN
1- Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL bậc THCS.
2- Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL theo định hướng đổi mới.
3- Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL.
4- Giáo dục kĩ năng sống trong HĐGDNGLL cho HS.
5- Soạn một giáo án theo định hướng đổi mới.
6- Thực hành tổ chức một hoạt động cụ thể.
7- Lập kế hoạch triển khai ở đơn vị trường.
III. PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
- Phương pháp cùng tham gia thảo luận, trao đổi.
- Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm.
- Luyện tập, thực hành.
IV. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Ngày thứ nhất:
- Khai mạc lớp tập huấn, tổ chức lớp.
- Nghe giới thiệu chung về khóa tập huấn.
- Nghe giới thiệu về chương trình HĐGDNGLL bậc THCS.
- Tập huấn về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL.
Ngày thứ hai:
- Tập huấn về đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Giới thiệu về giáo dục KNS cho học sinh THCS.
- Thực hành tổ chức một hoạt động thể hiện đổi mới phương pháp và đánh giá kết quả học tập của HS.
- Thảo luận, nộp bài thu hoạch, tổng kết lớp.
V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN KHI THAM GIA LỚP TẬP HUẤN
- Tham dự đầy đủ thời gian tập huấn trong hai ngày, nếu nghỉ học phải có lí do và phải báo cáo với ban quản lí lớp tập huấn.
- Tích cực học tập, tăng cường trao đổi ý kiến trong nhóm và trong lớp.
- Chủ động đề xuất những băn khoăn, thắc mắc để cùng nhau giải quyết.
PHẦN II: CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN CỤ THỂ
Nội dung 1
Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL bậc THCS
1. Vai trò của HĐGDNGLL bậc THCS.
? Theo các đ/c HĐGDNGLL có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ?
- HĐGDNGLL là một phần rất quan trọng của kế hoạch giáo
dục vì nó tạo ra điều kiện và môi trường thống nhất với quá
trình dạy học, quá trình giáo dục để tiềm năng của mỗi cá
nhân học sinh có cơ hội bộc lộ và phát triển các phẩm chất
năng lực của mình.
- Thông qua HĐGDNGLL giúp HS củng cố hệ thống thái độ,
hình thành cảm xúc, tình cảm, niềm tin, thẩm mỹ đạo đức
cũng như phát triển hệ thống năng lực của con người.
Bước đầu hình thành 8 năng lực của con người: Năng lực
tự hoàn thiện. Năng lực giao tiếp ứng xử. Năng lực thích ứng.
Năng lực tổ chức quản lí. Năng lực hoạt động chính trị xã hội.
Năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Năng lực lao động
nghề chuyên biệt. Năng lực nghiên cứu khoa học.
Chương trình HĐGDNGLL nhằm khép kín không gian, thời
gian GD đối với HS. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
- Chương trình HĐGDNGLL nhằm tạo ra sự thống nhất tác
động giáo dục của toàn xã hội vào quá trình phát triển nhân
cách HS.
2. Mục tiêu của chương trình HĐGDNGLL:
? Theo các đ/c HĐGDNGLL có những mục tiêu nào?
- Một là: Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các
môn học. Mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm phong phú thêm vốn
tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS.
- Hai là: Rèn luyện, phát triển ở HS các kĩ năng cơ bản
phù hợp với lứa tuổi HS mới như: năng lực tự hoàn thiện;
kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng tổ chức quản
lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể
hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện; củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt
trong học tập, lao động và trong các công tác xã hội.
- Ba là: Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia
các hoạt động tập thể cũng như các hoạt động xã hội; hình
thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc
sống, với quê hương, đất nước; có thái độ đúng đắn đối với
các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Tóm lại: HĐGDNGLL là sự nối tiếp của hoạt động dạy-học
trên lớp. Nhằm thu hút toàn bộ HS cùng tham gia, giúp HS
bộc lộ năng lực, thái độ của mình và có cơ hội để rèn luyện
các kĩ năng sống. HĐGDNGLL là con đường gắn lý thuyết
với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành
động của HS.
3. Kế hoạch và khung phân phối chương trình HĐGDNGLL.
a. Kế hoạch:
Cả năm: 12 tháng = 144 tiết
Trong năm học: 8 chủ điểm x 12 tiết / chủ điểm = 96 tiết
Thời gian hè: 4 tiết / tuần x 12 tuần = 48 tiết
b. Khung phân phối chương trình:
+ Từ T1- T12: Chủ điểm tháng 9 - Truyền thống nhà trường
+ Từ T13 - T24:Chủ điểm tháng 10 - Chăm ngoan, học giỏi
+ Từ T25 - T36: Chủ điểm tháng 11 - Tôn sư trọng đạo
+ Từ T37 - T48: Chủ điểm tháng 12 - Uống nước nhớ nguồn
+ Từ T49 - T60:Chủ điểm tháng 1+2 - Mừng Đảng, mừng xuân
+ Từ T61 - T72: Chủ điểm tháng 3 - Tiến bước lên Đoàn
+ Từ T73 - T84: Chủ điểm tháng 4 - Hoà bình và hữu nghị
+ Từ T85 - T96: Chủ điểm tháng 5 - Bác Hồ kính yêu
+ Từ T97 – T144: Chủ điểm hoạt động hè - Hè vui, khoẻ, bổ ích
4. Hướng dẫn thực hiện
Theo văn bản số 7641/THPT ngày 2/8/2001 của Bộ GD&ĐT, HĐGDNGLL được thực hiện như sau:
a. Nội dung HĐGDNGLL gồm:
a1. Các hoạt động theo chủ điểm hàng tháng
a2. Các hoạt động giáo dục khác được xã hội quan tâm:
- Hoạt động giáo dục trật tự an toàn giao thông.
- Hoạt động giáo dục phòng chống AIDS, ma tuý và các tệ nạn khác.
- Hoạt động giáo dục môi trường.
- Những hoạt động phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương và đất nước…
b. Thời gian thực hiện:
- Thời gian dành cho mỗi chủ điểm là 12 tiết. Mỗi chủ điểm được thực hiện trong một tháng, trừ chủ điểm “Mừng Đảng, mừng xuân” được thực hiện trong 2 tháng và chủ điểm “Hè vui, khoẻ, bổ ích” được thực hiện trong 3 tháng.
- Thời gian tổ chức HĐGDNGLL tính bình quân là 3 tiết trên một tuần, bao gồm: Giờ chào cờ đầu tuần. Giờ sinh hoạt lớp. Thời gian ngoài giờ học chính khoá (không quá 4 tiết trên một tháng). Trong đó giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp là cố định.
- Thời gian tiến hành tổ chức HĐGDNGLL ngoài giờ học chính khoá không nhất thiết chia đều mỗi tuần 1 tiết mà nên căn cứ vào chương trình, nội dung, quy trình thực hiện của mỗi chủ điểm mà phân phối thời gian sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
c. Tổ chức thực hiện:
- HĐGDNGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- BGH cử 1 đ/c phụ trách và làm trưởng ban, TPT là phó ban có trách nhiệm tham mưu xây dựng kế hoạch, GVCN, GVBM, … là uỷ viên.
- Toàn thể HĐSP nhà trường, các tổ chức đoàn thể và HS có trách nhiệm phải tham gia.
- GVCN là người trực tiếp phụ trách và tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của lớp mình.
5. Nội dung chương trình HĐGDNGLL bậc THCS
? Các đ/c hãy cho biết cấu trúc của chương trình
HĐGDNGLL và nêu nhận xét của mình về mức độ
nội dung chương trình HĐGDNGLL ?
Chương trình HĐGDNGLL bậc THCS có cấu trúc đồng tâm,
gồm hai phần: phần bắt buộc và phần tự chọn.
a, Phần bắt buộc:
- Phần bắt buộc yêu cầu các trường và mọi HS phải tham gia
hoạt động. Vì đó là những nội dung góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục diện nhân cách HS THCS. Chương trình bắt
buộc được coi là nội dung đánh giá quá trình rèn luyện của
mỗi HS và là tiêu chuẩn thi đua của các tập thể lớp.
Chương trình bắt buộc được xây dựng theo các chủ điểm
giáo dục. Mỗi chủ điểm giáo dục thường gắn với ngày kỉ
niệm lịch sử trong tháng và nhiệm vụ trọng tâm của từng
thời điểm giáo dục trong năm học.
Chương trình bắt buộc được xây dựng theo nguyên tắc
phát triển các hình thức hoạt động từ đơn giản đến phức tạp.
Chương trình bắt buộc được thực hiện trong suốt 12 tháng
nhằm khép kín không gian, thời gian rèn luyện của HS, tạo ra
quá trình chăm sóc, giáo dục liên tục của toàn xã hội.
b. Phần tự chọn.
Là những hoạt động không bắt buộc, tuỳ theo điều kiện của
từng trường và khả năng, sở thích của HS mà lựa chọn
những nội dung, hoạt động cho phù hợp.
Ví dụ: Hoạt động CLB, giao lưu văn hoá, vui chơi giải trí,
sáng tác văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội,...
6. Những quan điểm đổi mới về phương thức
tổ chức HĐGDNGLL bậc THCS.
? Theo quan điểm của các đ/c thì HĐGDNGLL
cần phải đổi mới như thế nào cho phù hợp với mục tiêu
giáo dục hiện nay?
Phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của
học sinh.
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Phải rèn luyện cho HS tác phong làm việc và những kĩ năng
của người lao động thời kì CNH-HĐH.
Phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng trường,
từng địa phương.
Phải thu hút được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường
cùng tham gia tổ chức hoạt động cho HS.
BÀI GIẢNG ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN TÁT CẢ CÁC VỊ ĐẠI BIỂU VÀ CÁC THÀY CÔ !
Nội dung 2
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HĐGDNGLL
THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
I. Định hướng chung về đổi mới phương pháp.
1. Vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL ?
Chưa có cơ chế chỉ đạo thống nhất về HĐGDNGLL từ các
cấp quản lí giáo dục.
Đa số HS chưa được bồi dưỡng, huấn luyện để phát huy
các kĩ năng tự quản. Vai trò chủ thể hoạt động của HS còn
bị mờ nhạt, nhất là trong các tiết sinh hoạt lớp.
Các hoạt động còn mang tính chiếu lệ, đối phó, chưa đáp
ứng được yêu cầu giáo dục.
Việc nhận thức về vai trò và ý nghĩa của Hoạt động
GDNGLL còn chưa đúng với vị trí thực của nó trong hệ
thống giáo dục.
2. Những yêu cầu đối với việc đổi mới phương pháp tổ chức.
? Theo các đ/c việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Đảm bảo tình khả thi.
- Tăng cường thu hút sự tham gia của học sinh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động.
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị.
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống.
II. Vận dụng một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL
? Các đ/c hãy nêu những phương pháp mà các đ/c đã sử dụng trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL ?
Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vốn rất đa dạng và phong phú. Đó là sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học. Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng:
1- Phương pháp thảo luận.
2- Phương pháp diễn đàn.
3- Phương pháp câu lạc bộ.
4- Phương pháp trò chơi.
5- Phương pháp tổ chức hội thi.
6- Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu.
? Các đồng chí hãy thảo luận và ghi ra giấy những ưu điểm và nhược điểm của 6 phương pháp vừa nêu trên?
1- Phương pháp thảo luận.
a. Ưu điểm:
- Có thể tổ chức trong mọi điều kiện, phát huy được sự tham gia tích cực của HS.
- Học sinh có cơ hội được tham gia, thu hút được mọi đối tượng HS.
- Phát triển ở HS tính hợp tác, dân chủ, tự tin và hs có thể tự kiểm chứng, điều chỉnh hay khẳng định được mình.
- Phát triển cho hs kĩ năng nói, trình bày một vấn đề,…
b. Hạn chế:
- Nếu không tổ chức tốt sẽ dẫn đến sự khô khan, đơn điệu, khó gây được hứng thú cho hs.
- Nếu lạm dụng, kéo dài sẽ dễ dẫn đến tâm lí ỷ lại, thụ động ngồi chờ đợi kết quả.
a. Ưu điểm:
- Học sinh tự do biểu đạt ý kiến của mình.
- Tạo điều kiện để hs rèn luyện kĩ năng phát biểu trước một tập thể.
2- Phương pháp diễn đàn.
b. Hạn chế:
- Không thu hút được nhiều hs cùng tham gia do thời gian và qui mô diễn đàn hạn chế.
- Nếu không khéo léo sẽ gây mất hứng thú, nhàm chán không phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh.
3. Phương pháp câu lạc bộ:
a. Ưu điểm:
- Học sinh được thể hiện khả năng của mình và có điều kiện để phát triển năng lực cá nhân.
- Hình thức đa dạng, phong phú.
b. Hạn chế:
- Vốn thời gian dành để tổ chức thường ít.
- Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị khá công phu và tốn kém.
Bạn chơi trò gì thế?
Giải
ô
chữ
4. Phương pháp trò chơi:
a. Ưu điểm:
- Hấp dẫn học sinh, thu hút được nhiều h/sinh tham gia.
- Có tính giáo dục cao: chơi mà học, học mà chơi.
b. Nhược điểm:
- Không dễ lựa chọn được trò chơi vừa phù hợp với nội dung giáo dục, vừa phù hợp với học sinh.
- Nếu sử dụng một trò chơi nhiều lần học sinh sẽ thấy nhàm chán.
5. Phương pháp tổ chức hội thi:
a. Ưu điểm:
- Có sức hấp dẫn, vì nó mang tính chất cạnh tranh, ganh đua.
- Thu hút tài năng trí tuệ học sinh, học sinh phát huy được tính sáng tạo.
- Tạo động cơ học tập tích cực, hứng thú trong quá trình nhận thức của hs.
b. Nhược điểm:
- Phải có sự chuẩn bị công phu về nội dung, chương trình, nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn kinh phí chi cho trang trí, khánh tiết, phần thưởng,…
- Số lượng học sinh trực tiếp tham gia hội thi không nhiều, chỉ mang tính cử tuyển.
6. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu
a. Ưu điểm:
- Học sinh được thoả mãn nhu cầu giao tiếp, được tiếp xúc trò chuyện trực tiếp với những người mà mình yêu thích, ngưỡng mộ.
- Học sinh được bày tỏ tình cảm, được tiếp nhận thông tin, được học hỏi kinh nghiệm để nâng cao vốn sống và có định hướng phù hợp, đúng đắn.
- Giúp hs thiết lập và mở rộng các mối quan hệ xã hội, tạo sự gần gũi, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau…
b. Nhược điểm:
- Đòi hỏi sự chuẩn bị khá chu đáo, nhất là giao lưu với liên đội bạn, các tổ chức xã hội hoặc các đơn vị bộ đội,…
- Tỷ lệ học sinh trực tiếp tham gia bị hạn chế.
III. BÀI SOẠN MINH HOẠ
THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh:
+ Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.
+ Tự xác định trách nhiệm của bản thân trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
+ Biết sử dụng các biện pháp hợp lí.
II. Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động.
1. Nội dung:
- Nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Các biện pháp thực hiện.
2. Hình thức, phương pháp:
- Trao đổi, thảo luận.
III. Chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị phương tiện hoạt động:
a. Bản tóm tắt nhiệm vụ năm học, chú ý những nhiệm vụ liên quan tới khối hs cuối cấp.
b. Điều 12, Điều 29 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
c. Một số câu hỏi thảo luận: sử dụng các câu hỏi trong sách HĐGDNGLL lớp 9 và bổ sung thêm các câu hỏi có liên quan đến quyền trẻ em.
d. Giấy Ao; bút dạ.
e. Một số tiết mục văn nghệ.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên chủ nhiệm.
- Nêu mục đích, kế hoạch hoạt động cho cả lớp.
- Cung cấp cho học sinh bản nhiệm vụ năm học.
- Yêu cầu học sinh về nghiên cứu để tham gia vào hoạt động thảo luận trên lớp.
- Giao cho cán bộ lớp hội ý, bàn bạc để chuẩn bị các công việc cho hoạt động.
- Giúp hs bổ sung, hoàn thành các đáp án trả lời.
b. Học sinh: (cán bộ lớp bàn bạc, phân công chuẩn bị)
- Chương trình được tổ chức theo qui trình: Thảo luận theo tổ - Các tổ báo cáo kết quả thảo luận của tổ - Thảo luận chung lớp – Chương trình văn nghệ.
- Phân công người điều khiển thảo luận.
- Mời GVCN làm cố vấn.
- Cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
- Cử thư kí ghi biên bản, thư kí ghi lên bảng.
- Mỗi tổ chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ.
MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Trong năm học cuối cấp này, bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ nào ?
Câu 2: Việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào ?
Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thể lớp và mỗi bạn học sinh cần phải có những biện pháp gì ?
Câu 4: Chọn một câu hỏi tích hợp với Quyền trẻ em để giúp các em tự tin hơn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
IV. Tiến hành hoạt động
1. Mở đầu:
- Người điều khiển nêu lí do, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu người cố vấn cho hoạt động.
2. Hoạt động 1
- Mỗi tổ được phát một tờ giấy Ao và bút.
- Bốn câu hỏi thảo luận được ghi lên bảng.
- Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi 1&2. Thời gian thảo luận là 15’.
- Tổ trưởng điều khiển tổ thảo luận, mỗi tổ cử một thư kí để ghi kết quả thảo luận vào giấy.
3. Hoạt động 2: Thảo luận chung cả lớp
- Kết quả thảo luận của các tổ được viết vào giấy và dán lên bảng.
- Các tổ trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Các tổ khác bổ sung, thư kí ghi nhanh lên bảng.
- Ngưới điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận của các tổ. Nếu có những ý kiến chưa thống nhất, người điều khiển đề nghị cố vấn giúp đỡ.
- Người điều khiển nêu câu hỏi 3&4 cho cả lớp thảo luận
- Kết quả thảo luận được ghi tóm tắt lên bảng và được tổng hợp lại.
4. Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ
Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của cả lớp mà cá nhân hoặc các tổ đã đăng kí.
5. Hoạt động 4: Kết thúc
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Người điều khiển nhận xét kết quả thảo luận và tổng kết.
V. Gợi ý đánh giá kết quả hoạt động:
? Theo em, những nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh cuối cấp THCS là gì ?
? Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, em phải làm gì ?
BÀI GIẢNG ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN TÁT CẢ CÁC VỊ ĐẠI BIỂU VÀ CÁC THÀY CÔ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Hiệu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)