HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN T

Chia sẻ bởi Dau Thi Linh | Ngày 06/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN T thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
(((
Thứ …. ngày……tháng ….. năm 2010

Hoạt động : TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị). Nước có thể làm tan hoặc không tan một số chất. Biết có nhiều nguồn nước khác nhau và biết ích lợi của nước đối với con người và thiên nhiên.
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước. Phát triển óc quan sát, mở rộng vốn từ.
- Trẻ biết tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá về nước. Giáo dục cháu biết bảo vệ nguồn nước sạch và uống nước đầy đủ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Câu chuyện kể về nước.
- Chai, khay đựng nước.
III. Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ:
- Trò chuyện về các nguồn nước.
Thể dục buổi sáng:
- HH: Ngửi hoa. (2l x 8 n).
- Tay vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao (2l x 8 n).
- Chân: Ngồi khuỵu gối (2l x 8 n).
- Bụng: Đưa tay lên cao cúi người về phía trước (2l x 8 n).
- Bật: Bật tại chỗ (2l x 8 n).
2. Hoạt động học :
Hoạt động mở đầu:
- Chơi trò chơi: Đoán xem tiếng gì?
2.2 Hoạt động trong tâm:
* HĐ1: Tìm hiểu về nước và một số tính chất của nước.:
- Cô đổ nước vào xô cho trẻ đoán xem tiếng gì? Phát ra từ đâu?
- Sau đó cô cho trẻ tiếp xúc với nước.
- Đàm thoại về một số tính chất của nước.
- Cô đưa ra một số câu hỏi gợi ý:
+ Nước có màu gì?
+ Có mùi không?
+ Có vị như thế nào?
+ Nước dùng để làm gì?
+ Nước giúp ích gì cho con người, cây cối và con vật?
+ Nếu không có nước trên trái đất thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cho cháu xem đoạn băng về nạn hạn hán xảy ra và một số nguyên nhân gây ô nhiễm các nguồn nước.
+ Nước có dạng ở những trạng thái nào? Khi nào thì nước ở dạng lỏng, hơi, rắn? Nươc có thể hoà tan với những chất gì? Và những chất gì nước không hoà tan được? Tách trẻ làm 3 nhóm và cho cháu làm thì nghiệm về những chất hoà tan trong nước và những chất không tan trong nước.(nhóm 1: đổ dầu vào nước; nhóm 2: đổ xà phòng rửa chén vào nước; nhóm 3: đổ muối vào nước; nhóm 4: đổ đường vào nước).Sau khi thí nghiệm xong cho cháu nhận xét.
* Rút ra kết luận:
+ Đổ dầu vào nước, dầu không tan trong nước mà liên kết với nhau thành hình nổi trên mặt nước.
+ Đổ nước rửa chén vào nước, lúc đầu không tan trong nước, chìm xuống dưới nước nhưng sau khi khuấy thì bắt đầu tan.
+ Muối tan liền khi cho vào trong nước.
- Giáo dục cháu cách sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
* HĐ2: Trò chơi: Đong nước.
- Cách chơi: Chia cháu thành 2 đội, nếu đội nào đong nước đầy chai trước trong thời gian 2 phút thì đội đó chiến thắng.
Hoạt động kết thúc:
- Cô cho cháu hát và vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với”.
3.Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Hát bài “Đừng đi đằng kia có mưa”.
TCVĐ: Bánh xe quay.
CTD: Chơi với đồ chơi trong sân trường.
4. Hoạt động góc:
Góc phân vai: Chơi gia đình.
Góc xây dựng: Xây bể bơi.
Góc khoa học: Làm thí nghiệm về nước.
Góc nghệ thuật: Vẽ về biển.
5.Hoạt động chiều:
Tiếp tục trò chuyện với trẻ về các nguồn nước.
Chơi ở các góc.
Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
(((
Thứ …… ngày…. tháng … năm 2010

Hoạt động : TUNG BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY
I . Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nắm được thao tác của vận động: “Tung bắt bóng bằng 2 tay”.
- Rèn cho trẻ kỹ năng tung bóng lên cao bằng 2 tay và bắt bóng cũng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống..
- Giáo dục cháu tính nhanh nhẹn và biết phối hợp các bạn trong nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Bóng cho mỗi cháu.
- Băng nhạc thể dục.
- Đoạn băng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dau Thi Linh
Dung lượng: 23,44KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)