Giọt nước tí xíu

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc Quỳnh | Ngày 05/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Giọt nước tí xíu thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Chủ đề : NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Hoạt động : Chuyện: GIỌT NƯỚC TÍ XÍU
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
Độ tuổi : Mẫu giáo lớn
GV soạn giảng : Trần Thị Ngọc Quỳnh – Trường Mầm non Phổ Văn
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: “Giọt nước tí xíu”, từ một giọt nước nhỏ thành sông ngòi, biển cả, ao hồ. Hiện tượng nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần, trở thành mưa qua hình tượng văn học Tí Xíu và ông Mặt Trời hình thành cho trẻ kiến thức khoa học ban đầu về các hiện tượng thiên nhiên.
- Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng.
- Hiểu từ khó “tí xíu” là rất nhỏ
- Hiểu được lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật trên trái đất
- Giáo dục trẻ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
- Rối dẹt các nhân vật.
- Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, “Giọt mưa và em bé”, “Co mây yêu thương”
III. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
Cô mở máy cho trẻ hát theo bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô có một số hình ảnh vừa sưu tầm, lớp mình cùng xem để biết đó là gì nhé! Cho trẻ xem đĩa về các nguồn nước (sông, hồ, biển, mưa....)
- Các con vừa xem một số hình ảnh rất đẹp về nước, nước có ở đâu?
- Các con rửa tay bằng nước ở đâu?
- Nước ở vòi đã uống được chưa? Vì sao?
- Nếu không có nước thì điều gì sẽ xãy ra?
Nếu không có nước thì chúng ta sẽ không làm được rất nhiều việc. Vậy làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?
- Để tiết kiệm nước thì mình phải làm gì?
- Nước có ở khắp nơi và rất cần thiết đối với đời sống con người. Thế nhưng nước có từ đâu? Để biết được điều này các con lắng nghe câu chuyện “Giọt nước Tí Xíu” của tác giả Nguyễn Linh.

Cả lớp hát cùng cô

- Quan sát


- Ao, hồ, sông, biển, nước mưa...
- Vòi nước
- Chưa được...
- Tự diễn giải.

- Không vứt rác ...






2. Hoạt động 2: Truyền thụ kiến thức
a. Cô kể chuyện diễn cảm:
- Cô kể lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe, kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa trên màn hình PowerPoint
- Cô vừa kể câu chuyện gì? của tác giả nào?
Cô tóm tắc câu chuyện (ngắn gọn)
Cô và trẻ cùng hát “Cô mây yêu thương” và di chuyển đội hình
Cô kể lần 2: Cô kể chuyện diễn cảm với rối dẹt.


- Quan sát tranh, lắng nghe cô kể chuyện







3. Hoạt động 3: Đàm thoại:
- Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì? của tác giả nào?
- Họ hàng anh em nhà Tí Xíu sống ở đâu?
- Tí Xíu đi chơi và đã gặp ai?
- Ông mặt trời đã nói gì với Tí Xíu?

- Tí Xíu hỏi ông Mặt Trời điều gì?
- Thế nhưng Ông Mặt Trời làm thế nào mà biến Tí Xíu thành hơi được?
- Mà ai đã đưa TX bay vào đất liền và bay qua những dòng sông?
- Tí Xíu và các bạn đã reo lên như thế nào?
- Rồi điều gì đã xãy ra? (tia chớp, tiếng sét, gió thổi mạnh, cơn mưa bắt đầu)
* Giáo dục: Các con biết không, nước có từ nước mưa thấm vào lòng đất, rồi ở sông, hồ, ao, biển,... chúng ta phải giữ cho môi trường trong sạch bằng cách là không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, biển... Và cần phải tiết kiệm nguồn nước sạch...
- Khi không dùng nước nữa thì phải làm gì? (Phải khóa vòi nước lại...) các con nhớ điều đó nha!

- Giọt nước Tí Xíu của tác giả Nguyễn Linh
-Biển cả, ao, hồ, sông...
- Ông Mặt Trời
- Tí Xíu, cháu có đi vào đất liền không?
- Làm sao bay lên được
- Tỏa những tia nắng vàng xuống mặt biển
- Nhờ cơn gió

- Ồ mát quá! ...

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc Quỳnh
Dung lượng: 64,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)