Giáo dục hành vi giao tiếp B

Chia sẻ bởi Trần Trung Sơn | Ngày 06/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục hành vi giao tiếp B thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Trường đại học sư phạm hà nội
Khoa giáo dục mầm non





Bài tập nghiệp vụ cuối khoá
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
cho trẻ mẫu giáo
trường Cao Xá - lâm thao - phú thọ





Người hướng dẫn : T.s Đinh Hồng Thái
Người thực hiện : Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lớp ĐHTC Việt trì - Khoa GDMN



Vĩnh yên, tháng 3 năm 2004

Phần I : Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài :
Từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức rằng trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của nhân loại. Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã cho chúng ta thấy được sự cần thiết của việc chăm sóc giáo dục trẻ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ càng chu đáo và đầy đủ bao nhiêu thì càng có ý nghĩa chuẩn bị cho thế giới ngày mai bấy nhiêu. Chính vì lẽ đó, việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như việc phát triển ngôn ngữ nói riêng là trách nhiệm mỗi con người trong xã hội.
Bác Hồ đã dạy : “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gữi gìn nó, quý trọng nó”
Trong tất cả các hoạt động của trẻ mẫu giáo từ vui chơi, học tập đến trò chuyện với nhau, với cô giáo, cha mẹ… trẻ đều sử dụng từ ngữ. Vì thế ngôn ngữ giúp cho hoạt động của trẻ thêm sinh động và hấp dẫn. Trong mọi hoạt động nếu không có lời giải thích của cô giáo hay người lớn thì trẻ không hiểu được nhiệm vụ cần thiết. Sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức về sự vật. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện nếu thiếu ngôn ngữ . Muốn phát triển một cách chính xác rõ ràng những ý nghĩ phức tạp thì trẻ cần nắm chắc một số vốn từ, biết sử dụng đúng ngữ pháp và diễn đạt bằng những câu nói rõ ràng mạch lạc. Công tác giáo dục và hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ không những có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ mà còn có tác dụng quan trọng trong phát triển tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Không những thế trong hoạt động nhận thức của con người, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt những tri thức, những kinh nghiệm mà loài người thu nhận được. Nên rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻ nói đúng ngữ pháp là vô cùng cần thiết để trẻ dễ dàng tiếp thu kinh nghiệm của cha ông.
Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi học ăn, học nói hay bắt chước những lời nói, hành động của người lớn và cô giáo. Cho nên việc trau dồi kiến thức và phát triển ngôn ngữ, ngữ pháp cho trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng. Song muốn trẻ nói đúng ngữ pháp, nói được các kiểu câu tốt thì cô giáo mầm non phải thường xuyên rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Không chỉ giáo dục ở mức độ đơn giản và bó hẹp mà phải tiến hành theo nguyên tắc mở rộng từ đơn giản đến phức tạp; từ dễ đến khó; từ cụ thể đến khái quát, biết làm giàu vốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trung Sơn
Dung lượng: 22,44KB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)