Giáo án văn học

Chia sẻ bởi Dương Thị Giang | Ngày 05/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: giáo án văn học thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Đề tài: Hoạt động có chủ đích
Chủ đề: Phương tiện giao thông
Truyện: Kiến con đi ô tô
Đối tượng: 4-5 tuổi
Số lượng: 25 – 30 trẻ
Thời gian: 25 – 30 phút
Người dạy:
I/ Mục đích - Yêu Cầu:
1/ Kiến thức:
Trẻ biết tên chuyện và biết tên các nhân vật trong truyện.
Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
2/ Kỹ năng:
Tạo cơ hội cho trẻ phát triển kĩ năng nghe, nói rõ rang, mạch lạc, đủ câu, phát triển ngôn ngữ thông qua câu chuyện.
Rèn luyện cho trẻ có khả năng ghi nhớ.
3/ Thái độ:
Hình thành ở trẻ thói quen, hành vi văn minh khi đi trên những phương tiện giao thông công cộng, biết yêu quý, kính trọng người lớn tuổi, biết yêu thương giúp đỡ mọi người.
II/ Chuẩn bị:
1/Chuẩn bị cho cô:
Mô hình ô tô và những nhân vật trong truyện là rối dẹt.
Mô hình ô tô lớn và những nhân vật trong truyện là rối tay.
Khung tranh kéo để cho trẻ tham gia trò chơi.
Đài, đĩa nhạc không lời.
Bài vè “Nội quy xe buýt” do cô sáng tác.
2/ Chuẩn bị cho trẻ:Trẻ thuộc bài vè “Nội quy xe buýt:.
3/ Đội hình: Trẻ ngồi trên ghế sắp xếp theo hình chữ U.
III/ Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Các con lắng nghe xem cô đọc câu đó về con vật gì nhé!
“Con gì bé tí
Đi lại thành đàn
Kiếm được mồi ngon
Cùng tha về tổ”
- Các con cùng xem đó là con gì nhé!
Cô kéo khung tranh, xuất hiện hình ảnh con kiến.
- Bây giờ cô sẽ đố khó hơn, các con chú ý lắng nghe nhé!
“Còn gì ngủ suốt mùa đông
Mút chân cho đỡ đói lòng trong hang
Mùa xuân chim hót rộn rang
Tỉnh giấc chỉ thích mật vàng của ong?”
- Chúng mình cùng xem có đúng là con gấu không nhé?
Cô kéo khung tranh, xuất hiện hình ảnh bác gấu.
- Kiến con và bác gấu là hai nhân vật trong câu chuyện “Kiến con đi ô tô” mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe đấy. Chúng mình cùng chú ý lắng nghe nhé!
2. Nội dung
* Kể diễn cảm
Cô kể diễn cảm lần 1, cô lưu ý kể diễn cảm, thể hiện rõ tính cách các nhân vật:
- Giọng Kiến: hơi thanh vui tươi, hóm hỉnh.
- Giọng Gấu: Trầm, thấp.
- Giọng các nhân vật khác: vui tươi, cao và trong.
Cô kể lần 2 kết hợp sử dụng mô hình ô tô và những con rối dẹt, gắn lên hình ô tô và những con rối dẹt, gắn lên hình ô tô lần lượt theo từng tình huống trong truyện.
* Đàm thoại – kể trích dẫn
Cô và trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện:
- Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?

- Trong truyện có những nhân vật nào?


- Kiến con muốn thăm bà ngoại, nhưng nhà bà ngoại ở tận trong rừng, đường đi rất xa. Thế Kiến con đã đi bằng phương tiện gì để đến nhà bà?
Cô kể trích dẫn: “Kiến leo lên xe, trên xe có rất đông các bạn, bạn Thỏ này, Chó con, Khỉ con và cả Lợn con. May quá còn một chiếc ghế trống. Kiến con ngồi vào. “Bim bim” – Xe khởi hành, tất cả cùng hát vang rất vui vẻ”.
- Khi xe dừng ở bến đón khách, ai đã lên xe?

- Vậy khi bác Gấu lên xe, đã có chuyện gì xảy ra?

Cô kể trích dẫn: Các bạn mời bác Gấu vào chỗ ngồi: “Bác Gấu ơi, mời bác lại ngồi chỗ cháu”.`
- Bác Gấu đã nói gì nào?

- Và thế là bác Gấu phải đứng suốt chặng đường còn lại. Có đúng thế không các con?
- Sau đó câu chuyện diễn ra như thế nào?

- Kiến con nhường ghế cho bác Gấu ngồi thì Kiến con ngồi đâu?

Cô kể trích dẫn: “Kiến con ngồi trên vai bác Gấu, trên đường đi, Kiến con còn hát nhiều bài hát hay cho bác Gấu nghe nữa”.
Giáo dục: Kiến con và các bạn nhỏ đều rất ngoan và đáng khen. Khi đi trên xe buýt các con phải nhớ biết nhường ghế cho người già, cho các em nhỏ thì mới là các em bé ngoan. Các con có đồng ý với cô không nào?
- Và bây giờ chúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Giang
Dung lượng: 24,80KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)