Giáo án tuần 3 - Ngày hội trăng rằm - Chủ để "Trường Mầm non"

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến Phi | Ngày 26/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Giáo án tuần 3 - Ngày hội trăng rằm - Chủ để "Trường Mầm non" thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Thứ hai, ngày 17 tháng 9 năm 2018

Môn: Thể dục
Đề tài:
DÍCH DẮC QUA 7 ĐIỂM
Môn: KPMTXQ
Đề tài:
TÌM VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU


HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC
ĐÁNH GIÁ HĐ

Đón trẻ, chơi, thể dục buổi sáng
* Đón trẻ:
-Có cảm nhận gì khi đến ngày tết trung thu vừa rồi?
-Quang cảnh ngày tết trung thu ra sao?
-Năm nay các bạn lớp mình đón tết trung thu ở đâu?
* Điểm danh: cho trẻ gắn ký hiệu vào bảng “Hôm nay ai có mặt”
* Thể dục sáng:
- theo lời bài hát “Đêm trung thu”.
+Hô hấp: Vỗ đùi làm động tác gà gáy. (2 lần 8 nhịp)
+Tay: Đưa hai tay lên cao rồi sang ngang phía trước và ngang vai. (2 lần 8 nhịp)
+Chân: hai tay đưa ra trước và một chân đưa trước khuỵu chân trước đồng thời hai tay giang ngang. (2 lần 8 nhịp)
+Bụng: Hai tay đưa ngang vai nghiêng người sang một bên đồng thời tay chống hông, một tay đưa đưa qua đầu. (2 lần 8 nhịp)
+ Bật: Bật tách khép chân. (2 lần 8 nhịp)


ngoài trời
- “ Nhìn xem”2
- Các con nhìn cái gì đây?
Cái Đèn lồng gồm những phần nào?
- Đèn lồng màu gì?
- Đèn lồng có dạng gì?
- Đèn lồngcó các mặt là hình gì?
- Cán đèn lồng được làm bằng gì?
- Cán đèn lồng có màu gì?
- Đèn lồng được dùng vào ngày nào?
* Giáo dục: Các con ạ! Ngày tết trung thu là ngày tết của các con được rước đèn lồng dưới ánh trăng rằm và được phá cỗ vì thế các con phải nhớ ngày tết trung thu là ngày 15/ 8 âm lịch nhé.
- Các con vừa được quan sát cái gì?
* Trò chơi: Chìm nổi
- Cô giới thiệu tên trò chơi
Cách chơi: _8 đến 10 bạn cùng chơi.Chọn chỗ chơi sạch sẽ bằng phẳng.
_Dùng trò “Oẳn tù tì” để chọn bạn làm “cái” , cũng có thể cô giáo chỉ định 1 bạn làm “cái”.Bạn làm “cái” sẽ phải đuổi, các bạn khã chạy trốn.
_Cô giáo hô “ bắt đầu”, các bạn chạy tản ra xung quanh, chạy đi chạy lại tung tăng trên sân chơi.Ban làm “ cái” phải đuổi các bạn và cố gắng chạm được tay vào các bạn, bạn bị chạm sẽ bị “chết” và phải đứng ra ngoài.Bạn làm cái lại đuổi các bạn khác và cố gắng chạm được tay vào các bạn.Các bạn cố gắng chạy để không bị chạm vào người.Khi bạn làm “cái” sắp chạm vào mình thì ngồi thật nhanh xuống và nói “chìm”, lúc đó bạn làm “cái” không được chạm vào nữa.Khi bạn làm cái đã đuổi các bạn khác thì bạn “chìm” lại đứng lên và nói “nổi” rồi chạy tiếp.Trò chơi cứ thế cho đến hết giờ.(Khoảng 4-5’ cho một lần chơi) hoặc khi chạm vào người các bạn thì thôi.
Luật chơi:_Chỉ được chạy và đuổi khi có lệnh bắt đầu chơi.
_Chạm tay vào bất cứ bộ phận nào của người bạn thì coi như bạn đó bị “chết” , phải đứng riêng ra một bên.
_Khi bạn đã ngồi xuống và nói “chìm” thì không được chạm vào bạn nữa mà phải quay sang đuổi bạn khác.
_Khi đang ngồi mà bạn làm “cái” đã đi đuổi bạn khác thì phải đúng lên chạy tiếp và nói “nổi”.Tránh ngồi quá lâu . trò chơi sẽ kém sôi nổi.
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cả lớp cùng chơi 2 đến 3 lần
( Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi.
* Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ.
- Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi.



<< VĐCB: BÒ DÍCH DẮC QUA 7 ĐIỂM>>
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ tập đúng động tác, biết bò dích dắc qua 7 điểm.
+ Trẻ tham gia tập thể dục
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay,chân và mắt để bò đúng hướng qua các điểm.
+ Trẻ tham gia học cùng bạn.
- Giáo dục cháu biết tham gia hoạt động theo thứ tự
+ Trẻ hứng thú tham gia.
II. CHUẨN BỊ:
- Sàn lớp rộng và sạch, vạch chuẩn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến Phi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)