Giáo án truyện vì sao thỏ cụt đuôi
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Mai Hồng Nhung |
Ngày 05/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Giáo án truyện vì sao thỏ cụt đuôi thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG
Chủ đề nhánh: Phương tiện giáo thông đường bộ
Hoạt động có chủ đích: Phát triển ngôn ngữ
Làm quen văn học: Truyện “Vì sao Thỏ cụt đuôi”
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung truyện, biết các câu hỏi theo nội dung truyện.
2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời to, rõ ràng mạch lạc. Biết kết hợp với bạn, biết kể chuyện, biết chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, vui vẻ tham gia mọi hoạt động.
- Biết giữ gìn sức khỏe của mình, biết tránh xa các phương tiện giao thông đang chạy trên đường.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh về Thỏ, Nhím.
- Rối que, tranh
- Trò chơi: cầu tre, hình ảnh thỏ, nhím, xe ô tô, xe đạp, hoa, bướm, ong...
III. Tiến hành tổ chức
* Hoạt động 1. Gây hứng thú cho trẻ
- Cô đóng kịch: “Cuộc nói chuyện của bác xe ô tô và cô xe đạp. Bác xe ô tô rất ăn hận vì đã tông vào một bạn nhỏ bị đứt đuôi. Bác xe ô tô khác cô xe đạp an ủi. Bác ô tô ơi bác đừng có buồn nữa: Ừ, bây giờ tôi nhờ cô xe đạp hãy chuyển lá thư này tới tay cô giáo và các bạn nhỏ giúp tôi”. Cô nhận bức thư và đọc:
+ Chào các cháu!
Hôm nay các cháu sẽ được cô giáo kể cho nghe một câu truyện: “Vì sao Thỏ cụt đuôi”. Sau khi nghe xong câu chuyện bạn nhỏ nào kể lại được câu chuyện thì sẽ có quà.
Bác chúc các cháu học giỏi. Chào các cháu.
Bác xe ô tô.
* Hoạt động 2. Hoạt động nhận thức: Cô giới thiệu tên câu truyện
a. Bé nghe kể chuyện
- Cô kể diễn cảm sử dụng rối que minh họa.
+ Cô vừa kể câu truyện gì?
- Cô kể sử dụng tranh minh họa.
b. Trích dẫn làm rõ ý.
- Đoạn 1: Từ đầu đến ... nhiều xe qua lại
Nội dung: Nói lên Thỏ và Nhím là đôi bạn tốt, rất thân. Lý do để đi chơi.
- Đoạn 2: Từ vừa nói dứt lời ... mất một đoạn đuôi
Nội dung: Nói lên Thỏ bị xe ô tô phanh gấp làm Thỏ ngã nhào vào xe đứt một đoạn đuôi.
- Đoạn 3: Từ mất một đoạn đuôi ... đến hết.
Nội dung: Là sự đau đớn ân hận của Thỏ và sự an ủi của bạn Nhím. Hai bạn đã rút ra bài học quí giá.
c. Đọc từ khó
- Cẩn thận, ven rừng, mẩu, ngắn ngủn, vội, ngã nhào, chui vào gầm xe, phanh gấp.
d. Bé kể chuyện
Cho trẻ về ba nhóm (kết nhóm, kết nhóm )
- Nhóm 1: xem tranh Thỏ rủ Nhím đi chơi
- Nhóm 2: xem tranh Thỏ ngã nhào vào xe ô tô bị cụt đuôi
- Nhóm 3: xem tranh Nhím an ủi bạn Thỏ
Sau đó mời trẻ lên kể kết hợp 3 bức tranh lại thành câu truyện.
e. Đàm thoại
- Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện có tên là gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Tích cách của Thỏ ra sao? Còn Nhím có tính tình như thế nào?
- Vì sao Thỏ lại bị cụt mất một đoạn đuôi?
- Khi mất đoạn đuôi trông bạn Thỏ như thế nào?
- Khi chúng ta qua đường thì phải làm gì?
- Hai bạn đã rút ra bài học gì?
- Qua câu truyện lớp mình rút ra được bài học gì cho bản thân?
g. Giáo dục trẻ: Khi qua đường phải nhìn thật kỹ trước sau không có xe mới được sang đường.
* Hoạt động 3. Đôi chân bé khéo léo
- Tên trò chơi: Bé qua cầu
- Chuẩn bị: 3 cầu tre, ba bức tranh các nhân vật Thỏ, Nhím, xe ô tô,...
- Cách chơi: các bạn chia làm 3 đội lần lượt tưng bạn qua cầu lựa chọn đúng nhân vật để dán lên bức tranh cho đúng với nội dung câu truyện. Đội nào dán đúng, nhanh và khi qua cầu không bị rớt xuống cầu thì đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Ai bị rớt xuống cầu thì phạm qui chơi lại và bị trừ điểm. Thời gian của trò chơi là một bản nhạc.
- Tuyên dương nhậ xét, tặng quà
Kết thúc đọc thơ: “Cô dạy con”
Chủ đề nhánh: Phương tiện giáo thông đường bộ
Hoạt động có chủ đích: Phát triển ngôn ngữ
Làm quen văn học: Truyện “Vì sao Thỏ cụt đuôi”
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung truyện, biết các câu hỏi theo nội dung truyện.
2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời to, rõ ràng mạch lạc. Biết kết hợp với bạn, biết kể chuyện, biết chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, vui vẻ tham gia mọi hoạt động.
- Biết giữ gìn sức khỏe của mình, biết tránh xa các phương tiện giao thông đang chạy trên đường.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh về Thỏ, Nhím.
- Rối que, tranh
- Trò chơi: cầu tre, hình ảnh thỏ, nhím, xe ô tô, xe đạp, hoa, bướm, ong...
III. Tiến hành tổ chức
* Hoạt động 1. Gây hứng thú cho trẻ
- Cô đóng kịch: “Cuộc nói chuyện của bác xe ô tô và cô xe đạp. Bác xe ô tô rất ăn hận vì đã tông vào một bạn nhỏ bị đứt đuôi. Bác xe ô tô khác cô xe đạp an ủi. Bác ô tô ơi bác đừng có buồn nữa: Ừ, bây giờ tôi nhờ cô xe đạp hãy chuyển lá thư này tới tay cô giáo và các bạn nhỏ giúp tôi”. Cô nhận bức thư và đọc:
+ Chào các cháu!
Hôm nay các cháu sẽ được cô giáo kể cho nghe một câu truyện: “Vì sao Thỏ cụt đuôi”. Sau khi nghe xong câu chuyện bạn nhỏ nào kể lại được câu chuyện thì sẽ có quà.
Bác chúc các cháu học giỏi. Chào các cháu.
Bác xe ô tô.
* Hoạt động 2. Hoạt động nhận thức: Cô giới thiệu tên câu truyện
a. Bé nghe kể chuyện
- Cô kể diễn cảm sử dụng rối que minh họa.
+ Cô vừa kể câu truyện gì?
- Cô kể sử dụng tranh minh họa.
b. Trích dẫn làm rõ ý.
- Đoạn 1: Từ đầu đến ... nhiều xe qua lại
Nội dung: Nói lên Thỏ và Nhím là đôi bạn tốt, rất thân. Lý do để đi chơi.
- Đoạn 2: Từ vừa nói dứt lời ... mất một đoạn đuôi
Nội dung: Nói lên Thỏ bị xe ô tô phanh gấp làm Thỏ ngã nhào vào xe đứt một đoạn đuôi.
- Đoạn 3: Từ mất một đoạn đuôi ... đến hết.
Nội dung: Là sự đau đớn ân hận của Thỏ và sự an ủi của bạn Nhím. Hai bạn đã rút ra bài học quí giá.
c. Đọc từ khó
- Cẩn thận, ven rừng, mẩu, ngắn ngủn, vội, ngã nhào, chui vào gầm xe, phanh gấp.
d. Bé kể chuyện
Cho trẻ về ba nhóm (kết nhóm, kết nhóm )
- Nhóm 1: xem tranh Thỏ rủ Nhím đi chơi
- Nhóm 2: xem tranh Thỏ ngã nhào vào xe ô tô bị cụt đuôi
- Nhóm 3: xem tranh Nhím an ủi bạn Thỏ
Sau đó mời trẻ lên kể kết hợp 3 bức tranh lại thành câu truyện.
e. Đàm thoại
- Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện có tên là gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Tích cách của Thỏ ra sao? Còn Nhím có tính tình như thế nào?
- Vì sao Thỏ lại bị cụt mất một đoạn đuôi?
- Khi mất đoạn đuôi trông bạn Thỏ như thế nào?
- Khi chúng ta qua đường thì phải làm gì?
- Hai bạn đã rút ra bài học gì?
- Qua câu truyện lớp mình rút ra được bài học gì cho bản thân?
g. Giáo dục trẻ: Khi qua đường phải nhìn thật kỹ trước sau không có xe mới được sang đường.
* Hoạt động 3. Đôi chân bé khéo léo
- Tên trò chơi: Bé qua cầu
- Chuẩn bị: 3 cầu tre, ba bức tranh các nhân vật Thỏ, Nhím, xe ô tô,...
- Cách chơi: các bạn chia làm 3 đội lần lượt tưng bạn qua cầu lựa chọn đúng nhân vật để dán lên bức tranh cho đúng với nội dung câu truyện. Đội nào dán đúng, nhanh và khi qua cầu không bị rớt xuống cầu thì đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Ai bị rớt xuống cầu thì phạm qui chơi lại và bị trừ điểm. Thời gian của trò chơi là một bản nhạc.
- Tuyên dương nhậ xét, tặng quà
Kết thúc đọc thơ: “Cô dạy con”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Dung lượng: 31,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)