Giáo án truyện BA CÔ GÁI

Chia sẻ bởi trần thị thanh trâm | Ngày 05/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: giáo án truyện BA CÔ GÁI thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM

/

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC

Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Trẻ kể lại truyện “Ba cô gái”
Loại: Tổ chức hoạt động cho trẻ kể lại truyện (loại 2)
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Ngày soạn: 10/10/2016
Ngày dạy: 27/10/2016
Tên giáo viên: T.S Nguyễn Thị Hồng Tâm
Nhóm thực tập: Nhóm 4
Người soạn: Trần Thị Thanh Trâm

I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức.
- Trẻ hiểu trình tự câu truyện “Ba cô gái”, nắm được trình tự diễn biến câu truyện.
- Biết cách thể hiện tính cách nhân vật qua ngôn ngữ, biểu cảm, giọng điệu và cử chỉ.
Kỹ năng.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
- Phân biệt và thể hiện ngữ điệu ngôn ngữ phù hợp với nhân vật:
+Giọng bà mẹ: chậm rãi, ấm
+Giọng sóc con: nhanh nhẹn
+Giọng cô chị cả, cô chị hai: thong thả, hời hợt thể hiện sự thiếu quan tâm
+Giọng cô ba: hốt hoảng thể hiện sự quan tâm
- Trẻ có thể thể hiện được từng lời thoại của nhân vật qua nhiều giọng điệu khác nhau.
Giáo dục.
- Tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
- Biết hợp tác và giúp đỡ bạn trong cùng nhóm, lớp.
- Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
II. Chuẩn bị
- Kế hoạch.
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
- Tranh minh họa.
- Các đồ dùng cần thiết cho những nhân vật trong truyện “Ba cô gái” (mũ đội đầu, mô hình rối...)
III. Phương pháp chủ đạo-biện pháp tích hợp.
1. Phương pháp chủ đạo
- Đàm thoại, thực hành.
Biện pháp kết hợp
-Trực quan.
IV. Nội dung tích hợp
- Giáo dục nhân cách sống cho trẻ về sự hiếu thảo và biết giúp đỡ bạn bè.
- Đồng thời phát triễn ngôn ngữ và cảm xúc cho trẻ thông qua lời thoại của từng nhân vật.
V. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định và giới thiệu truyện.
- Gợi nhớ tên câu truyện, tạo tình huống.
+Nào bây giờ lớp mình cùng hát bài “Vào rừng hoa” và cùng đi dạo vào rừng hoa với cô nha!
“khụ khụ…!”
Ôi! Hình như cô nghe thấy 1 âm thanh kì lạ trong khu rừng hoa thì phải. A! Hình như đó là tiếng ho của một bà lão phát ra từ một ngôi nhà gần đây thì phải, các con cùng lắng nghe với cô nào.
“Sóc con ngoan, Sóc hãy đưa thư cho ba cô con gái của ta và báo với chúng là ta đang ốm. Báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!
Sóc con nhanh nhảu đáp: Vâng ạ!”
A! Các con có nhận thấy câu nói vừa rồi của bà lão và Sóc con rất là quen thuộc không nào? Giống với câu chuyện gì mà lớp mình đã được học rồi nhỉ?
Nào lớp mình ai có thể cho cô biết đó là lời thoại của nhân vật nào, trong câu truyện gì không nè!
Đúng rồi! Vậy diễn biến tiếp theo của câu chuyện như thế nào lớp mình có muốn biết không! Vậy bây giờ lớp mình cùng ngồi xuống và nghe cô kể lại câu chuyện cho lớp mình nghe nha!
Hoạt động 2: Hướng dẫn
- Kể chuyện lần 1 kết hợp tranh minh họa
- Kể chuyện lần 2 kêt hợp múa rối
- Giáo dục:
Qua câu chuyện vừa rồi giáo dục trẻ biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Kính trọng lễ phép với người lớn tuổi.
- Đàm thoại:
+ Trong câu chuyện vừa rồi có những nhân vật nào?
+ Người mẹ đã nói gì với sóc? Bạn nào có thể thể hiện lại lời thoại và giọng điệu của mẹ và sóc khi người mẹ nhờ sóc đưa thư cho cô và các bạn nghe được không nào? (mời 2-3 trẻ)
+ Sóc đã nói gì khi đưa thư đến nhà cô chị cả? Cô chị cả đã nói gì khi đọc xong thư?
+ Cô chị cả đã biến thành con gì?
+ Sóc đưa thư đến nhà cô chị 2, cô chị 2 đã nói gì khi đọc xong thư? Chuyện gì đã xảy ra sau khi sóc bỏ đi?
+ Thái độ của sóc ra sao? Và sóc đã nói gì với 2 cô chị?
+ Cô út đã làm gì sau khi nghe mẹ bệnh? Sóc đã nói gì khi thấy cô út vội vàng về thăm mẹ?
+ Giọng điệu của 3 cô gái như thế nào khi nghe tin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị thanh trâm
Dung lượng: 23,05KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)