Giáo án truyện ai đáng khen nhiều hơn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thắm | Ngày 05/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Giáo án truyện ai đáng khen nhiều hơn thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN: THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG

Đề tài: Làm quen văn học : Truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn”
Người dạy : Nguyễn Thị Thắm
Ngày dạy: 27 / 10 / 2017
Lớp: Mẫu giáo 5A2
1. Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”, tên các nhân vật trong truyện, trẻ hiểu nội dung của câu truyện: Câu truyện kể về 2 anh em thỏ xám đều yêu thương và quan tâm đến thỏ mẹ, song thỏ anh đáng khen hơn vì ngoài thỏ mẹ ra thì thỏ anh còn biết quan tâm đến thỏ em, biết giúp đỡ mọi người xung quanh. + Kỹ năng :
- Rèn khả năng tập trung, chú ý và ghi nhớ của trẻ.Phát triển vốn từ và khả năng thể hiện giọng kể thông qua trả lời câu hỏi và kể lại truyện. + Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học. Trẻ biết quan tâm và yêu quý người thân trong gia đình, ngoài ra phải biết chia sẽ và giúp đỡ người khác khi họ cần.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án pp, xắc xô, âm nhạc, máy tính, máy chiếu.
- Tranh rời để chơi trò chơi “ Ghép tranh”
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ

- Giới thiệu 3 đình với chương trình “Vườn cổ tích ”.
* Phần 1 “Cùng nhau tìm hiểu”
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh”
+ Bạn nào có nhận xét về các bức tranh mà ba gia đình vừa ghép?
+ Đây là những bức tranh miêu tả về câu truyện gì?
+ Thế bạn nào có thể tóm tắt nội dung câu truyện này?
- Giới thiệu truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” . - - Cho ba gia đình đọc bài ca dao “ Công cha như núi thái sơn.....” và ngồi theo 3 hàng ngang
* Phần thứ 2: Cùng nhau tranh tài
- Kể diễn cảm lần 1
- Kể lần 2 qua màn hình chiếu
+ Các gia đình vừa nghe câu truyện gì?
+ Câu truyện thuộc thể loại gì?
- Kể lần 3 kết hợp trích dẫn, giảng giải nội dung câu truyện: Câu truyện kể về 2 anh em thỏ xám đều yêu thương và quan tâm đến thỏ mẹ, song thỏ anh đáng khen hơn vì ngoài thỏ mẹ ra thì thỏ anh còn biết quan tâm đến thỏ em, biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
* Đàm thoại:
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
- Mẹ bảo hai anh em nhà thỏ đi đâu?
+ Vâng lời mẹ dặn thỏ em đã như thế nào?
+ Thỏ em đã hái được bao nhiêu bông hoa?
+ Trên đường về thỏ em đã gặp những ai?
+ Khi Nhím xin thỏ một bông hoa thì thỏ em có cho không? Vì sao?
+ Nếu các con là thỏ em thì các con sẽ làm gì khi Nhím xin hoa? Vì sao con làm như vậy?
+ Thỏ anh đã nói gì với thỏ em khi vừa về đến nơi?
+ Vì sao thỏ anh lại về muộn?
+ Thỏ mẹ đã nói như thế nào với thỏ em?
+ Trong câu truyện, các con thấy thỏ nào đáng khen hơn? Vì sao?
Ví dụ: Trong giờ chơi ngoài trời các con thấy 1 em lớp bé bị ngã thì các con phải làm gì?
+ Vậy sau khi học xong câu truyện các con học được điều gì từ thỏ anh?
* GD: Biết yêu quý và quan tâm những người thân trong gia đình, bên cạnh cần biết chia sẽ, giúp đỡ những người ở xung quanh
* Phần thứ 3: “Cùng nhau chung sức”
* Trò chơi “ Thử giọng nhân vật”
- Cho 3 gia đình thử giọng của các nhân vật trong truyện.
- Cho trẻ nhận xét, cô nhận xét.
- Cô dạy trẻ kể chuyện: 2 – 3 trẻ kể lại truyện: Cô bao quát và gợi ý thêm cho trẻ.
- Cho trẻ nghe lại câu truyện qua màn hình chiếu
* Nhận xét và trao phần thưởng cho gia đình thắng cuộc.
- Cho trẻ nhắc lại tên truyện và cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
- Trẻ chào


- Trẻ chơi


- Trẻ trả lời



- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ xem

- Ai đáng khen nhiều hơn

- Trẻ hát và về 3 hàng

- Trẻ lắng nghe






+ Ai đáng khen nhiều hơn.
+ Trẻ kể…
- Vào rừng hái nấm, hái hoa
- Trẻ trả lời
- 10 bông
- Sóc, nhím

- Trẻ trả lời

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thắm
Dung lượng: 15,41KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)