Giao an toan 6

Chia sẻ bởi Lê Bình Trọng | Ngày 09/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: giao an toan 6 thuộc Cùng học Tin học 3

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : 15.11.04 Tuần 12 Bài: 11, 12
Tiết : 45
Bài 12: CẢNH KHUYA : RẰM THÁNG GIÊNG
Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc NT của 2 bài (vừa cổ điển – vừa hiện đại)
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
- GV: Đọc các tài liệu tham khảo. Soạn bài
- HS: Học bài cũ – Xem bài trước, soạn bài (theo sgk)
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2. Kiểm tra : (5’) Giới thiệu về Đỗ Phủ và hòan cảnh ra đời “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
? Qua bài thơ, em hiểu gì về tâm hồn và tính cách của tác giả?
3. Bài mới :
Giới thiệu : (1’) Trong các tiết học trước, các em đã được học nhiều bài thơ trong VH trung đại Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam, trong đó 2 bài thơ “cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Tuy là thơ hiện đại nhưng 2 bài này rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, tứ thơ và ngôn ngữ. Các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã học để tìm hiểu 2 bài thơ này.

TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức


Hoạt động 1: tìm hiểu kq
- Giới thiệu yêu cầu đọc, chú ý ngắt nhịp cho đúng, giọng đọc vui.
- Nhịp : Bài cảnh khuya
Hoạt động 1:
+ Đọc diễn cảm
+ Nêu hòan cảnh ra đời của 2 bài thơ : (dựa chú thích).
Hai bài thơ được Bác sáng tác trong thời kì
I. Tìm hiểu khái quát
+ Tác giả : Hồ Chí Minh
+ Hòan cảnh ra đời :
Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp


Câu 1 ( ¾, câu 4 ( 2/5, các câu 2,3 ( 4/3.
Bài Nguyên Tiêu
2/2; 2/4/2; 2/4; 2/2
Hai bài thơ này được Bác Hồ viết trong thời gian nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Đầu của cuộc chiến khu Việt Bắc, giữa lúc phong trào đang ở vào lúc khó khăn, gian khổ và thử thách. Bác lại là vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, trên vai trĩu nặng trách nhiệm với dân với nước. Vậy mà vị lãnh tụ của dân tộc vẫn không bỏ qua cơ hội để thưởng thức cảnh đẹp của non sông đất nước và giữ được phong thái ung dung lạc quan. Đó chính là nét phong cách của Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
TL: Cả 2 bài thơ đều làm theo thể thơ tứ tuyệt.
(1946.1954)




- Hai bài thơ thuộc thể thơ gì?
Vận dụng những hiểu biết đã học về các bài thơ Đường, hãy chỉ ra đặc điểm về số câu, số tiếng, vần?
. Bài cảnh khuya viết bằng chữ quốc ngữ, 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trang, vần “a”.
. Bài Rằm Tháng Giêng viết bằng chữ Hán, bản dịch là thơ lục bát. Bản chữ hán vần “iên”.


+ Thể thơ : Tứ tuyệt
(Bài Nguyên tiêu viết bằng chữ Hán, bản dịch thơ lục bát)

25’
Hoạt động 2: tìm hiểu vb
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu văn bản


+ Đọc và ghi bảng 2 câu đầu
? câu thứ 1 tác giả dùng NT gì?
Có gì đặc sắc trong cách so sánh ấy?
Tích hợp : Em có biết nhà thơ nào cũng đã từng ví von tiếng suối đó.
+ Đọc 2 câu thơ
TL : câu thơ so sánh tiếng suối – tiếng hát
( làm cho tiếng suối núi rừng bỗng gần gũi, ấm cúng.
Nguyễn Trãi trong bài “Côn Sơn” cũng so sánh
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
1, Cảnh khuya :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
(so sánh, điệp từ)

( Cảnh trăng đẹp lung linh, hòa quyện.


Một âm thanh khác của nhạc không ?
Hãy đọc lên câu thơ đó ?
TL: Điệp từ “lồng” gợi lên cảnh trăng rừng lung linh chập chờn và ấm áp bởi cây, hoa, lá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bình Trọng
Dung lượng: 1,62MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)