Giáo án Tin học lớp 3

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thương | Ngày 08/10/2018 | 109

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Tin học lớp 3 thuộc Cùng học Tin học 3

Nội dung tài liệu:

TUẦN 1 Ngày soạn: 22 tháng 8 năm 2010

CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Tiết 1 Bài 1: Người bạn mới của em
Ngày dạy: lớp 3A1: 26/8/2010
lớp 3A2 : 23/8/2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính, bàn phím, chuột.
Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Các em sẽ được làm quen với một người bạn mới. Đó là chiếc máy vi tính. Nó sẽ cùng em học tập và vui chơi. Vậy hôm nay chúng ta sẽ làm quen với người bạn mơi này.
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

1. Giới thiệu máy tính

- Giới thiệu máy tính có hai loại: là máy tính để bàn và máy tính xách tay
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình và chỉ rõ sự khác biệt giữa 2 loại máy
- Các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn là: Màn hình, phần thân máy, bàn phím, chuột.
- Chỉ rõ từng bộ phận cho HS quan sát.
? Màn hình máy tính để bàn giống cái gì?
+Gv: Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi. Các dòng chữ, số, hình ảnh hiện trên màn hình máy tính cho thấy kết quả hoạt động của máy tính.
? Phần thân máy tính giống cái gì?
+ Phần thân máy tình là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lý. Bộ xử lý là não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
+ Bàn phím của máy tính gồm nhiều phím. Khi gõ các phím ta gửi tín hiệu vào máy tính
+ Chuột máy tính giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
-Kết luận: các thành phần chính của máy tính là: màn hình, thân máy và chuột.
- Với sự giúp đỡ của máy tính em có thể làm nhiều công việc như: Học nhạc, học vẽ, học làm toán, liên lạc với bạn bè. Ví dụ cụ thể.
- Nghe giảng

- Quan sát hình ảnh



- Học sinh trả lời
- Học sinh nghe giảng và ghi bài

-Học sinh trả lời
- Học sinh ghi bài

IV. Củng cố:
1. Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính.
2. Làm bài tập B1 trang 6/ SGK
V. Hướng dẫn về nhà.
1. Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học….
2. Làm bài tập B5, B6 trang 6/SGK
VI. Bài học kinh nghiệm:


Tiết 2 Bài 1: Người bạn mới của em (tiếp theo)
Ngày dạy: Lớp 3A1: 27/8/2010
Lớp 3A2 : 24/8/2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh biết cách bật máy và tắt máy an toàn, tư thế ngồi đúng cách khi sử dụng máy tính, cách bố trí ánh sáng…
Giúp các em có thái độ học tập và sử dụng máy tính một cách hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu liên quan.
Học sinh: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Máy tính có mấy bộ phân chính? Hãy kể tên?
2. Bộ phận nào của máy tính giúp ta gõ chữ vào máy tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Làm việc với máy tính

a.Bật máy
- Để bật máy tính em thực hiện hai thao tác:
+ Bật công tắc màn hình
+ Bật công tắc trên thân máy
? Nhìn trên máy tính của mình, tìm đâu là công tắc màn hình và đâu là công tắc trên thân máy.
- Gọi một HS nhận xét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thương
Dung lượng: 1,81MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)