GIÁO ÁN THỰC VẬT T 2011
Chia sẻ bởi Trần Thị Thưởng |
Ngày 05/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN THỰC VẬT T 2011 thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất:
- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ vườn cây ăn quả, vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy, nặn các loại quả, xé dán các loại hoa, tô viết chữ cái i, t, c và các số, qua các hoạt động tự phục vụ, hoạt động lao động.
- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi trèo lên xuống thang, lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng, bật xa, ném xa, chạy nhanh 10m.
- Rèn luyện các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu khám phám thế giới thực vật. Dạo chơi tắm nắng tăng cường thể lực.
- Chơi các trò chơi vận động: Cáo và thỏ, ô tô và chim sẻ, mèo đuổi chuột, kéo co.
- Hình thành một số thói quen, kỹ năng kỹ xảo trong việc chăm sóc sức khỏe (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các đồ chơi an toàn). Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi, chân tay sạch sẻ, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ)
- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp.
- Tập chế biến một số món ăn, đồ uống. Tập làm nội trợ pha sữa.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ nhận biết phân biệt các loại cây cối, rau, hoa, lá, quả. Biết cây là cơ thể sống cần những điều kiện như đất, nước, ánh sáng, không khí.
- Trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người, con vật.
- Trẻ biết so sánh để thấy sự giống và khác nhau của các loại cây, hoa, quả, rau.
- Trẻ biết quá trình phát triển của cây, biết được chức năng của các bộ phận của cây.
- Ôn số lượng trong phạm vi 7. Nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8, mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8, chia 8 đối tượng ra thành 2 phần. Biết xác định phía phải, trái của bạn, của đối tượng khác có sự định hướng.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Mỡ rộng kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trò chuyện thảo luận, đọc đồng dao, giải câu đố về thế giới thực vật.
- Khả năng lắng nghe hiểu và truyền đạt suy nghĩ của mình bằng nhiều cách khác nhau.
- Đọc thơ: Cây dừa, hạt gạo làng ta, bắp cải xanh... Kể chuyện: Quả bầu tiên, cây tre trăm đốt...
- Làm quen chữ i, t, c, b, d, đ, phát âm và tìm chữ cái i, t, c, b, d, đ có trong từ chỉ tên các loại hoa, rau củ quả. Nhận ra các ký hiệu đồ dùng các nhân, các ký hiệu của phòng vệ sinh, biết cách giở sách vở, biết cách "Đọc sách" từ trái sang phải từ trên xuống dưới, từ đầu đến cuối sách.
- Rèn luyện khả năng lắng nghe và diễn đạt suy nghỉ của mình về một con vật. Kỹ năng nói đúng ngữ pháp.
- Làm sách tranh về thế giới thực vật.
4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:
- Có một số hành vi văn hóa trong sinh hoạt như: Nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, chờ đến lượt, kiềm chế khi cần thiết, chú ý khi nghe cô và bạn nói, không ngắt lời người khác.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây.
- Biết quý trọng người trồng trọt, kính trọng chú bộ đội.
- Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người. Biết chia sẻ cảm xúc: Như an ủi, chung vui...
- Làm quà để tặng các chú bộ đội.
- Chơi các trò chơi phân vai: Cô giáo, nấu ăn, xây công viên
- Chơi các trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, rềnh rềnh ràng ràng...
- Biết ý nghĩa ngày 22/ 12, thể hiện tình cảm của mình đối với các chú bộ đội.
- Tập cho trẻ có một số phẩm chất và kỹ năng sống phù hợp: Mạnh dạn, tự tin, có ý thức với trách nhiệm với công việc được giao.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ cảm nhận các đẹp và thể hiện cái đẹp thông qua các hoạt động tạo hình và âm nhạc.
- Nghe các bài hát, bản nhạc, hát múa các bài hát về thực vật: Em yêu cây xanh, Lá xanh, màu hoa...
- Hát múa tặng các chú bộ đội nhân ngày 22/12.
1. Phát triển thể chất:
- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ vườn cây ăn quả, vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy, nặn các loại quả, xé dán các loại hoa, tô viết chữ cái i, t, c và các số, qua các hoạt động tự phục vụ, hoạt động lao động.
- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi trèo lên xuống thang, lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng, bật xa, ném xa, chạy nhanh 10m.
- Rèn luyện các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu khám phám thế giới thực vật. Dạo chơi tắm nắng tăng cường thể lực.
- Chơi các trò chơi vận động: Cáo và thỏ, ô tô và chim sẻ, mèo đuổi chuột, kéo co.
- Hình thành một số thói quen, kỹ năng kỹ xảo trong việc chăm sóc sức khỏe (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các đồ chơi an toàn). Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi, chân tay sạch sẻ, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ)
- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp.
- Tập chế biến một số món ăn, đồ uống. Tập làm nội trợ pha sữa.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ nhận biết phân biệt các loại cây cối, rau, hoa, lá, quả. Biết cây là cơ thể sống cần những điều kiện như đất, nước, ánh sáng, không khí.
- Trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người, con vật.
- Trẻ biết so sánh để thấy sự giống và khác nhau của các loại cây, hoa, quả, rau.
- Trẻ biết quá trình phát triển của cây, biết được chức năng của các bộ phận của cây.
- Ôn số lượng trong phạm vi 7. Nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8, mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8, chia 8 đối tượng ra thành 2 phần. Biết xác định phía phải, trái của bạn, của đối tượng khác có sự định hướng.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Mỡ rộng kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trò chuyện thảo luận, đọc đồng dao, giải câu đố về thế giới thực vật.
- Khả năng lắng nghe hiểu và truyền đạt suy nghĩ của mình bằng nhiều cách khác nhau.
- Đọc thơ: Cây dừa, hạt gạo làng ta, bắp cải xanh... Kể chuyện: Quả bầu tiên, cây tre trăm đốt...
- Làm quen chữ i, t, c, b, d, đ, phát âm và tìm chữ cái i, t, c, b, d, đ có trong từ chỉ tên các loại hoa, rau củ quả. Nhận ra các ký hiệu đồ dùng các nhân, các ký hiệu của phòng vệ sinh, biết cách giở sách vở, biết cách "Đọc sách" từ trái sang phải từ trên xuống dưới, từ đầu đến cuối sách.
- Rèn luyện khả năng lắng nghe và diễn đạt suy nghỉ của mình về một con vật. Kỹ năng nói đúng ngữ pháp.
- Làm sách tranh về thế giới thực vật.
4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:
- Có một số hành vi văn hóa trong sinh hoạt như: Nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, chờ đến lượt, kiềm chế khi cần thiết, chú ý khi nghe cô và bạn nói, không ngắt lời người khác.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây.
- Biết quý trọng người trồng trọt, kính trọng chú bộ đội.
- Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người. Biết chia sẻ cảm xúc: Như an ủi, chung vui...
- Làm quà để tặng các chú bộ đội.
- Chơi các trò chơi phân vai: Cô giáo, nấu ăn, xây công viên
- Chơi các trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, rềnh rềnh ràng ràng...
- Biết ý nghĩa ngày 22/ 12, thể hiện tình cảm của mình đối với các chú bộ đội.
- Tập cho trẻ có một số phẩm chất và kỹ năng sống phù hợp: Mạnh dạn, tự tin, có ý thức với trách nhiệm với công việc được giao.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ cảm nhận các đẹp và thể hiện cái đẹp thông qua các hoạt động tạo hình và âm nhạc.
- Nghe các bài hát, bản nhạc, hát múa các bài hát về thực vật: Em yêu cây xanh, Lá xanh, màu hoa...
- Hát múa tặng các chú bộ đội nhân ngày 22/12.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thưởng
Dung lượng: 43,28KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)