Giáo án thơ về quê

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phi Nga | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: giáo án thơ về quê thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Thơ: "Về quê"
1/Kết quả mong đợi:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Niềm thích thú của em khi được về quê…
b. Kĩ năng:
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô, đọc diễn cảm bài thơ
- Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ
c. Thái độ:
- Hình thành trong trẻ tình yêu quê hương.
- Trẻ tự hào về Quê Hương
2/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ mẫu giáo 4-5 tuổi.
3/Tiến hành:
Hoạt động của cô:
Hoạt động của trẻ:

1/Tạo cảm xúc: Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”
- Cho trẻ kể về Quê Hương của mình
+ Các con có hay được về quê chơi không?
+ Quê con ở đâu? Có những gì?
+ Khi được về quê chơi con cảm thấy như thế nào?
2/Nội dung: - Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con một bài thơ nói về tình cảm của một em bé khi được về thăm quê. Các con hãy cùng lắng nghe
- Cô đọc diễn cảm lần 1
- Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh hoạ thơ
+ Bài thơ “Về quê” nói về điều gì?
* Đàm thoại trích dẫn:
+ Trong bài thơ thì nghỉ hè em bé được về đâu?
+ Về quê để thăm ai? Làm gì?

+ Em bé được lên rẫy, được tắm sông…em cảm thấy như thế nào?
- Cô trích: “Nghỉ hè bé…sướng ko chi bằng”
+ Buổi tối em bé làm gì?
+ Ông kể cho bé nghe câu chuyện gì?
+ Trong lúc ông kể chuyện thì bà làm gì?
- Tối về bé lại ngắm trăng….mời ông bà, bé…
- Cho trẻ hát “Múa với bạn Tây Nguyên” về đội hình chữ U
- Cho cả lớp đọc thơ
- Cho từng tổ thi đua nhau
- Nhóm bạn trai bạn gái thi đua
- Cho cá nhân đọc thơ
+ Các con thấy em bé có yêu quê hương không?
+ Còn các con thì sao?
+ Yêu quý quê hương các con phải làm gì?
3/Kết thúc:- Cho trẻ hát múa cùng cô bài “Quê hương”
- Trẻ hát


- Trẻ trả lời


- Vui thích…




- Trẻ lắng nghe

- Về quê
- Nguyễn Thắng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời

- Được về quê
- Về thăm ông bà, được đi lên rẫy, được về tắm sông…
- Em bé rất vui sướng


- Ngắm trăng
- Chuyện chị Hằng
- Bà rang đậu, rang lạc


- Trẻ hát chuyển đội hình
- Cả lớp đọc thơ
- Tổ thi đua

- Cá nhân lên đọc thơ
- Có
- Yêu quý quê hương
- Chăm ngoan học giỏi
- Trẻ hát múa cùng cô


II/ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
HĐCĐ: Điều thú vị của nam châm
TCVĐ: “Lộn cầu vồng”
1/Kết quả mong đợi:
a. Kiến thức:
- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên
- Trẻ nắm được điều thú vị của nam châm
- Nắm được luật chơi, cách chơi và chơi được trò chơi
b. Kĩ năng:
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Luyện kĩ năng quan sát, so sánh và phân loại khi khám phá đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt
- Trẻ thực hành, luyện tập, khám phá
c. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Trẻ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ bạn.
2/ Chuẩn bị:
- 4 nam châm lớn
- Một chiếc hộp để các vật là hợp chất của sắt, 1 hộp khác đựng các thứ không phải là hợp chất của sắt
- Một số vật bằng nhựa (Vòng đeo tay, kéo lược, đĩa nhỏ và thìa nhựa), bằng sắt(Vòng đeo tay, kéo lược, đĩa nhỏ và thìa)
3/Tiến hành:
Hoạt động của cô:
Hoạt động của trẻ:

- Dặn dò và dẩn trẻ ra sân
1/HĐCĐ: Điều thú vị của nam châm
- Hôm nay chúng ta sẽ quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phi Nga
Dung lượng: 45,78KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)