Giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện
Chia sẻ bởi Trần Hoa Ban |
Ngày 05/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011 – 2012
Chủ đề: Đồ dùng trong gia đình
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7
Người soạn: Lê Thị Hà
Người dạy: Lê Thị Hà - Trường mẫu giáo Hoa Hồng
Ngày dạy: 07/11/2011
Dạy lớp: Lá 1 - mẫu giáo Hoa Hồng
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Trẻ đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7.
2- Kỹ năng:
- Luyện trẻ biết thêm vào cho đủ số lượng theo yêu cầu của cô, đếm được đến 7, nhận biết chữ số 7, xếp tương ứng 1-1
3- Thái độ:
-Cháu tích cực hoạt động.
II- Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Trong lớp.
-Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập.
- Nội dung tích hợp: PTTM: Bé quét nhà, nhà của tôi.
PTTC: Bật vòng. PTNN: Tìm chữ đã học.
- Đồ dùng phương tiện: Thiết kế bai boy có số lượng 7 trên máy tính
Mỗi trẻ 7 cái ca, 7 cái chén, thẻ số từ 1-7. Đồ dùng đồ chơi xếp quanh lớp có số lượng từ 6-7.
III- Các hoạt động chủ yếu trong giờ học:
Hoạt động 1: Trò chuyện – ôn gợi nhớ
Lớp hát bài “Bé quét nhà”. Bài hát nói về việc gì? Bé dùng cái gì để quét nhà? Theo con cái chổi thuộc nhóm đồ dùng gì? ( đồ dùng vệ sinh ). Ngoài ra còn có những đồ dùng vệ sinh nào nữa? Để nhà cửa luôn sạch sẽ con phải làm gì? Các con ạ, trong gia đình có rất nhiều đồ dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho chúng ta.
Các con hãy tìm xem xung quanh lớp có đồ chơi gì thuộc nhóm gđ có số lượng 6 và ít hơn 6? Con hãy tìm và thêm vào cho đủ 6, tìm số tương ứng gắn vào đó, lớp đồng thanh lại số lượng và chữ số ở các nhóm.
Hoạt động 2: Tạo nhóm đồ vật có số lượng 7, đếm đến 7, nhận biết chữ số 7.
Con xem gđ cô có bao nhiêu người? ( 7 người )
Cô chiếu hình ảnh lên: 6 cái ly (lớp đếm), cô mua thêm 1 cái nữa, vậy 6 thêm 1 là mấy? (7). Lớp đồng thanh “6 thêm 1 là 7”. Lớp đếm 1-7, tất cả 7 cái ly. Muốn khuấy nước chanh để uống ta cần đồ dùng gì nữa? Cô chiếu hình ảnh: 6 cái thìa, các con so sánh xem số lượng ly và thìa như thế nào với nhau? Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn? Nhiều hơn là mấy? Ít hơn là mấy? Muốn 2 nhóm bằng nhau phải làm như thế nào? (thêm 1 cái thìa), vậy 2 nhóm đã bằng nhau chưa? Lớp đồng thanh 6 thêm 1 là 7.
Ngoài đồ dùng để uống ra, còn đồ dùng nào để ăn?
Mời trẻ bấm máy cho số lượng chén bằng 2 nhóm trên, vậy cần bao nhiêu cái chén để bằng số lượng ly và thìa? (7). Lớp đồng thanh lại: 3 nhóm.
Tất cả đã bằng nhau chưa? đều bằng mấy? Tương ứng với số mấy? (7). Lớp đọc, cô viết số 7 lên bảng, phân tích cấu tạo số 7. Cô bớt dần xuống và đưa số tương ứng. Lớp đồng thanh dãy số tự nhiên. Đọc dãy số ngược dần cho đến hết.
Làm thử sửa sai: Mời trẻ lên làm thử trên máy.
Trò chơi nhẹ: Mẹ đi chợ….Mua cái rổ.
Hoạt động 3: Lớp đếm và xếp theo yêu cầu của cô, cho trẻ so sánh nhiều hơn, ít hơn và gắn số tương ứng. Tương tự với các nhóm còn lại, cô đếm đến 7 trẻ cất hết ĐD vào rổ.
* Liên hệ thực tế.Cho trẻ tìm xung quanh lớp các đồ dùng gia đình hoặc tranh có số lượng 7
Hoạt động 4: Trò chơi
Trò chơi 1: Đi siêu thị.
+ Thi đua 3 tổ bật vòng mua đồ dùng trong gia đình có chứa e, ê, đủ số lượng 7 và gắn chữ số tương ứng. Kiểm tra xem tổ nào mua đủ 7 đồ dùng nhanh hơn là thắng.
Trò chơi 2:
+ Tô viết chữ số 7, tô màu trong vở toán.
- Kết thúc: Hát bài ‘ Nhà của tôi
NĂM HỌC 2011 – 2012
Chủ đề: Đồ dùng trong gia đình
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7
Người soạn: Lê Thị Hà
Người dạy: Lê Thị Hà - Trường mẫu giáo Hoa Hồng
Ngày dạy: 07/11/2011
Dạy lớp: Lá 1 - mẫu giáo Hoa Hồng
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Trẻ đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7.
2- Kỹ năng:
- Luyện trẻ biết thêm vào cho đủ số lượng theo yêu cầu của cô, đếm được đến 7, nhận biết chữ số 7, xếp tương ứng 1-1
3- Thái độ:
-Cháu tích cực hoạt động.
II- Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Trong lớp.
-Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập.
- Nội dung tích hợp: PTTM: Bé quét nhà, nhà của tôi.
PTTC: Bật vòng. PTNN: Tìm chữ đã học.
- Đồ dùng phương tiện: Thiết kế bai boy có số lượng 7 trên máy tính
Mỗi trẻ 7 cái ca, 7 cái chén, thẻ số từ 1-7. Đồ dùng đồ chơi xếp quanh lớp có số lượng từ 6-7.
III- Các hoạt động chủ yếu trong giờ học:
Hoạt động 1: Trò chuyện – ôn gợi nhớ
Lớp hát bài “Bé quét nhà”. Bài hát nói về việc gì? Bé dùng cái gì để quét nhà? Theo con cái chổi thuộc nhóm đồ dùng gì? ( đồ dùng vệ sinh ). Ngoài ra còn có những đồ dùng vệ sinh nào nữa? Để nhà cửa luôn sạch sẽ con phải làm gì? Các con ạ, trong gia đình có rất nhiều đồ dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho chúng ta.
Các con hãy tìm xem xung quanh lớp có đồ chơi gì thuộc nhóm gđ có số lượng 6 và ít hơn 6? Con hãy tìm và thêm vào cho đủ 6, tìm số tương ứng gắn vào đó, lớp đồng thanh lại số lượng và chữ số ở các nhóm.
Hoạt động 2: Tạo nhóm đồ vật có số lượng 7, đếm đến 7, nhận biết chữ số 7.
Con xem gđ cô có bao nhiêu người? ( 7 người )
Cô chiếu hình ảnh lên: 6 cái ly (lớp đếm), cô mua thêm 1 cái nữa, vậy 6 thêm 1 là mấy? (7). Lớp đồng thanh “6 thêm 1 là 7”. Lớp đếm 1-7, tất cả 7 cái ly. Muốn khuấy nước chanh để uống ta cần đồ dùng gì nữa? Cô chiếu hình ảnh: 6 cái thìa, các con so sánh xem số lượng ly và thìa như thế nào với nhau? Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn? Nhiều hơn là mấy? Ít hơn là mấy? Muốn 2 nhóm bằng nhau phải làm như thế nào? (thêm 1 cái thìa), vậy 2 nhóm đã bằng nhau chưa? Lớp đồng thanh 6 thêm 1 là 7.
Ngoài đồ dùng để uống ra, còn đồ dùng nào để ăn?
Mời trẻ bấm máy cho số lượng chén bằng 2 nhóm trên, vậy cần bao nhiêu cái chén để bằng số lượng ly và thìa? (7). Lớp đồng thanh lại: 3 nhóm.
Tất cả đã bằng nhau chưa? đều bằng mấy? Tương ứng với số mấy? (7). Lớp đọc, cô viết số 7 lên bảng, phân tích cấu tạo số 7. Cô bớt dần xuống và đưa số tương ứng. Lớp đồng thanh dãy số tự nhiên. Đọc dãy số ngược dần cho đến hết.
Làm thử sửa sai: Mời trẻ lên làm thử trên máy.
Trò chơi nhẹ: Mẹ đi chợ….Mua cái rổ.
Hoạt động 3: Lớp đếm và xếp theo yêu cầu của cô, cho trẻ so sánh nhiều hơn, ít hơn và gắn số tương ứng. Tương tự với các nhóm còn lại, cô đếm đến 7 trẻ cất hết ĐD vào rổ.
* Liên hệ thực tế.Cho trẻ tìm xung quanh lớp các đồ dùng gia đình hoặc tranh có số lượng 7
Hoạt động 4: Trò chơi
Trò chơi 1: Đi siêu thị.
+ Thi đua 3 tổ bật vòng mua đồ dùng trong gia đình có chứa e, ê, đủ số lượng 7 và gắn chữ số tương ứng. Kiểm tra xem tổ nào mua đủ 7 đồ dùng nhanh hơn là thắng.
Trò chơi 2:
+ Tô viết chữ số 7, tô màu trong vở toán.
- Kết thúc: Hát bài ‘ Nhà của tôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hoa Ban
Dung lượng: 62,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)