Giáo án thi giáo viên dạy giỏi 2015

Chia sẻ bởi Dương Thị Bích Ngọc | Ngày 05/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Giáo án thi giáo viên dạy giỏi 2015 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: chuyện “ Sự tích Hồ Gươm”
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Người thực hiện: Phạm Thị Mộng Vân

I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, biết đặt tên cho câu chuyện.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, nói lên lòng tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm, biết đóng kịch.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ hiểu biết được một số địa danh trên đất nước (Hồ Gươm - Hà Nội).
- Trẻ biết yêu quê hương đất nước, tự hào truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc ta.
II. Chuẩn bị :
- Máy tính, tivi đa năng, loa, sân khấu rối, trang phục đóng kịch
- Nhạc nền đóng kịch, bài hát “ yêu Hà Nội”
- III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ổn định
Cô: Loa Loa Loa Loa
Thủ Đô mở hội
Kéo lưới, kéo chài
Nào cùng tề tựu.
Cô và trẻ”“Thả lưới ta buông cho đều
Kéo lưới sao nặng tay thế
Ấy ấy một thanh gươm thần
Giúp người, giúp người tòng quân”.
- Các con có biết thanh gươm này của ai không?
- Nào, muốn biết thanh gươm của ai, các con cùng đến bờ hồ và lắng nghe cô Vân kể một câu chuyện nhé!




Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động
* Cô kể lần 1: Kết hợp với sa bàn
- Bạn nào có thể đặt tên cho câu chuyện vừa rồi?
- Lớp mình cùng thống nhất lấy tên câu chuyện là?






- Thật là đáng khen cho các con đã biết noi theo tấm gương anh hùng Lê Lợi, quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
- Thế trong câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” có những nhân vật nào?
Và câu chuyện bắt đầu từ khi Lê Lợi cùng nhân dân ta nổi dậy đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
* Cô kể lần 2: Kết hợp trích dẫn, giảng giải, đàm thoại.
- Trích: “Năm ấy sau một trận đánh lớn Lê Lợi cùng quân của ông trú tại một làng nhỏ ven sông….”
+ Chuyện gì đã xảy ra khi quân lính của Lê Lợi đi đánh cá?
Trích: “Thật kỳ lạ thay khi quân lính của Lê Lợi đi đánh cá họ đã vớt được một thanh gươm chuôi nạm ngọc, đó chính là thanh gươm của Long Quân”.
+ Mọi người đã nói gì khi vớt được thanh gươm lên?
+ Điều gì đã làm mọi người ngạc nhiên?
+ Từ dưới nước vọng lên tiếng nói gì?
Trích: Thấy vậy những người lính dâng cho Lê Lợi Thanh Gươm quý và kể cho ông nghe Long Quân đã cho mượn Thanh Gươm như thế nào. Từ khi có Thanh Gươm, quân ta đánh trận nào thắng trận đấy, giặc Minh thua tơi bời.
+ Tại sao Lê Lợi quyết tâm đánh đuổi giặc Minh?
+ Nhờ đâu mà chủ tướng lê Lợi càng đánh càng thắng?
+ Cô tổng kết: Vì Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần, Vì nhân dân ta có lòng yêu nước quyết tâm đánh đuổi giặc Minh đấy. Vậy thì các con phải ghi nhớ công ơn của các anh hùng nhé!


+ Để tỏ lòng biết ơn đó bây giờ các con phải làm gì?
Trích: Sau một năm chiến thắng, Lê Lợi cùng các quan đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng, thì rùa vàng nhô lên quý chào và xin vua trả lại gươm thần.
+ Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại thanh gươm cho Long Quân.
+ Khi Lê Lợi rút thanh gươm ra khỏi vỏ điều gì xảy ra?
Trích: Từ đó để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm.
+ Trước đây Hồ Hoàn Kiếm có tên là gì?
+ Vì sao vua Lê Lợi lại đổi tên là hồ Hoàn Kiếm?
Hoạt động 3: Ôn luyện
- Cho trẻ xem kịch “ sự tích Hồ Gươm”
Hoạt động 4: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài hát “ yêu Hà Nội” đi ra ngoài cùng cô
Trẻ ngồi theo hình chũ u.




- Cho đều, cho đều, cho đều
- Nặng tay, nặng tay, nặng tay
- Ồ Thanh Gươm đẹp quá.

- Trẻ trả lời
Trẻ hát:
- Đi bờ hồ, có tháp rùa xinh.
Yêu Hồ Gươm, nước bốn mùa tươi mát.
Mình yêu thêm quê hương này.
Nơi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Bích Ngọc
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)